Sự kiện

Sự kiện

Xuất khẩu gỗ Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức lớn từ các yêu cầu kỹ thuật liên quan tới nguồn gốc hợp pháp của gỗ nguyên liệu theo Chương trình Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) và các thủ tục cấp phép FLEGT theo Hiệp định đối tác tự nguyện thực thi FLEGT (gọi tắt là FLEGT-VPA) mà Việt Nam đang đàm phán với EU.

Xem thêm

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta là đa phương hóa, đa dạng hóa các đối tác phải gắn liền với nguyên tắc tự chủ kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định. Mặc dù vậy, vì nhiều lý do khác nhau, một số ngành kinh tế đã và đang có sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường nhất định và do đó đứng trước những rủi ro lớn khi thị trường này có biến động. Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông như hiện nay, vấn đề làm thế nào để đảm bảo tự chủ kinh tế càng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Xem thêm

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, internet là một công cụ có hiệu quả đặc biệt trong tìm hiểu thông tin về đối tác, thị trường, giao dịch và quảng bá cho doanh nghiệp. Trong đó, Google là một công cụ tra cứu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của nhiều doanh nghiệp.

Xem thêm

Hiện tại, Việt Nam đang tham gia đàm phán rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà trong đó yêu cầu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu). Tức là doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu) sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó.

Xem thêm

Hiện tại, Việt Nam đang tham gia đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng với các đối tác thương mại chủ chốt như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Những hiệp định này khi ký kết và thực thi sẽ mở ra những cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Xem thêm

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang tham gia đàm phán cùng 11 đối tác. Đàm phán đã trải qua 19 phiên đàm phán chính thức và hiện đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Trong bối cảnh đó, việc phổ biến thông tin về hiệp định TPP cho cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng chịu ảnh hưởng có vai trò quan trọng, nhằm cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác để phục vụ cho việc chủ động chuẩn bị hội nhập. Bộ Công thương phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức hội nghị:

Xem thêm

Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức: Phiên họp 2013 - Ủy ban tư vấn Chính sách Thương mại Quốc tế - VCCI Thời gian:      8h15-11h00 Thứ Ba ngày 17 tháng 12 năm 2013 Địa điểm:       Hội trường số 2 – Tầng 7, Trụ sở VCCI - Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

Xem thêm

Trung tâm WTO cùng Sở Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM tổ chức tập huấn ngắn hạn với nội dung “Hiểu biết về TPP - Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương”. Chương trình tập huấn nằm trong chuỗi các hoạt động cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ hội nhập quốc tế, nhằm mục đích để các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt, xác định lợi thế cạnh tranh và tăng giá trị của sản phẩm, tận dụng cơ hội từ TPP vốn được xem là hiệp định của thế kỷ 21 với những tiêu chuẩn rất cao.

Xem thêm

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, có tiêu chuẩn cao. Cho đến nay, hiệp định này đã có 12 nước thành viên và trải qua 19 phiên đàm phán chính thức.

Xem thêm

Việt Nam và Khối Thương mại tự do châu Âu – EFTA (Na Uy, Thụy Sỹ, Iceland, Liechtenstein) đang đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó đàm phán về kiểm dịch động thực vật (SPS) có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hàng nông sản và thủy sản Việt Nam có thể xuất khẩu mạnh hơn sang thị trường các nước thành viên EFTA.

Xem thêm