Tin tức

Cuộc ganh đua nhằm tạo dựng khuôn khổ của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang tăng tốc, khi Trung Quốc và Nhật Bản có cách nhìn khác nhau về thỏa thuận thương mại này.

Xem thêm

Các Bộ trưởng Kinh tế của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cam kết tăng cường hội nhập thương mại thông qua quan hệ đối tác thương mại khu vực.  Kết thúc hội nghị ngày 10/3 tại thủ đô Manila của Philippines, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN nhất trí "sớm đạt tiến bộ đáng kể về thỏa thuận Quan hệ Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm chứng tỏ vai trò lãnh đạo của ASEAN trong việc tạo ra một quan hệ đối tác khu vực, trong đó hội nhập các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand."

Xem thêm

Theo lời Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Nirmala Sitharaman phát biểu hôm 26/08, quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ khó kết thúc đúng thời hạn tháng 12 năm nay như đã đặt ra. Các thành viên của RCEP kỳ vọng sẽ kết thúc các vòng đàm phán Hiệp định vào tháng 12/2016, tuy nhiên “điều này sẽ không xảy ra. Việc đàm phán sẽ kéo dài sang năm 2017”, trích lời bà Sitharaman phát biểu với báo chí.

Xem thêm

Ấn Độ đột ngột thay đổi chiến thuật đàm phán bằng cách bày tỏ sẵn sàng từ bỏ cách tiếp cận ba mức tự do hóa thuế quan như đã đề xuất ở Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Sự thay đổi này đã được Ấn Độ thông báo cho các đối tác thương mại tại Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ tư tổ chức tại Lào vào đầu tháng 8.Ấn Độ là thành viên chính đưa đề xuất ba mức giảm thuế quan của RCEP.

Xem thêm

(Chinhphu.vn) – Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam nhìn nhận, với các FTA, ngành hàng hải sẽ có cơ hội phát triển bởi  90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đều qua đường biển. Nhưng bên cạnh đó là không ít thách thức. Năm 2015, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước đạt 118,7 triệu tấn, tăng 9,5% so với năm 2014. Vận tải nội địa gặp khó

Xem thêm

(Chinhphu.vn) - Việt Nam tham gia vào hàng chục hiệp định tự do thương mại (FTA) mở ra cơ hội lớn cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ các hiệp định này thì doanh nghiệp sẽ thua ngay trên sân nhà.

Xem thêm

Việc tuyên bố hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 quốc gia thành viên vào đầu tháng đã thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP dẫn đầu bởi Trung Quốc. 16 quốc gia thành viên đã đồng thuận giảm thuế đối với 65% mặt hàng, khoảng 8000-9000 danh mục hàng hóa, trong kế hoạch RCEP.

Xem thêm

Báo cáo đã đánh giá tác động của RCEP đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như xác định những chuẩn bị liên quan ở cả cấp chính sách và doanh nghiệp để đảm bảo rằng việc thực hiện RCEP sẽ tạo ra lợi ích ròng tối đa cho nền kinh tế Việt Nam. Sự chuẩn bị này là rất cần thiết vì với phạm vi và mức độ của hiệp định này, RCEP có thể đưa đến những cơ hội và thách thức chưa từng có với hoạt động kinh doanh và đầu tư. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP). 

Xem thêm

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực tham gia các hiệp định Thương mại tự do, bao gồm các hiệp định song phương và các hiệp định trong trong khuôn khổ ASEAN. Trong số đó, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao gồm các nước ASEAN và 6 đối tác đối thoại khu vực đã được khởi xướng tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11/2012. Với mục tiêu được ký kết vào năm 2015, RCEP đang thu hút sự quan tâm từ các bên liên quan khác nhau trong khu vực, bao gồm cả cộng đồng kinh doanh.

Xem thêm

Với RCEP, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác và thách thức là hàng hóa các nước khác có thể vào thị trường Việt Nam với thuế suất thấp. Vòng đàm phán thứ 5 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa diễn ra tại Singapore, cơ bản các bên tham gia đàm phán đã đạt được thêm sự đồng thuận về việc xác định các vấn đề chủ chốt cần giải quyết. Bàn thảo các vấn đề chủ chốt

Xem thêm