Tin tức

Trong các quốc gia Châu Á đang đàm phán hiệp định thương mại khu vực có sự tham gia của Trung Quốc, đã có ít nhất ba quốc gia tiến hành các cuộc thảo luận có tính chất kỹ thuật cao với Hoa Kỳ về những điều kiện để gia nhập TPP khi Hiệp định này đã có hiệu lực.

Xem thêm

Trong một cuộc diện kiến tại Washington, DC, Ông Atsuyuki Oike – Phó Trưởng đoàn đàm phán Nhật cho hay việc thay đổi hoặc bổ sung bất kỳ thỏa thuận song phương nào vào thời điểm này sẽ được hiểu là đang đàm phán lại các cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP), điều mà sẽ không bao giờ xảy ra.

Xem thêm

Theo lời Ông Atsuyuki Oike – Phó Trưởng Phái đoàn của Nhật trong chuyến công tác tại Washington, DC thì “Việc thay đổi một bên của Hiệp định hoặc thêm các bên mới vào vòng đàm phám có thể sẽ dẫn đến việc phải đàm phán lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, tuy nhiên, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra”.

Xem thêm

Tiến sỹ Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, cho biết Quốc hội có thể sẽ phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay.

Xem thêm

Đó là nhận định của một số chuyên gia về sản phẩm của 2 ngành hàng này của Việt Nam khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Xuất khẩu rau quả nhiều triển vọng Theo TS. Nguyễn Hữu Đạt, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngay từ năm 2004, Nhà nước đã bắt đầu chú ý tới việc xuất khẩu hoa quả vào những thị trường “khó tính” vốn có yêu cầu tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa.

Xem thêm

Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) công bố Báo cáo nhằm dự đoán tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ngày 18/05/2016 vừa qua, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) vừa ban hành Báo cáo nhằm đánh giá các tác động có thể xảy ra khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết giữa các quốc gia Hoa kỳ, Úc, Brunei, Canada, Chi lê, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapo và Việt Nam.

Xem thêm

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, cơ hội song hành cùng thách thức từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tạo ra một “đấu trường” mới, buộc ngành Nông nghiệp Việt Nam phải nâng cao sức mạnh nội lực, tăng khả năng cạnh tranh. Cơ hội “vàng”

Xem thêm

Với việc ký kết tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào đầu năm 2016, Việt Nam lần đầu tiên có cam kết mở rộng nhất về doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nghĩa vụ đáng chú ý nhất mà TPP đặt ra là minh bạch hóa thông tin về DNNN. Tuy vậy, với rất nhiều ngoại lệ cho Việt Nam, số DNNN chịu tác động của TPP sẽ không nhiều.   TPP chỉ áp dụng với một số ít DNNN Việt Nam

Xem thêm

Một phần cam kết của Việt Nam trong TPP sẽ được áp dụng đối với các nước khác ngoài 11 thành viên TPP như với Nga, 28 nước thuộc Liên minh châu Âu và các nước thành viên ASEAN. Đây là “điểm lưu ý” được lãnh đạo Bộ Tư pháp nêu rõ khi báo cáo Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ tháng 4/2016 đang diễn ra về kết quả rà soát pháp luật và đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới hệ thống pháp luật Việt Nam.

Xem thêm

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không chỉ tập trung vào tự do hóa đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn mở rộng đối với lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, trong đó có các ngành dịch vụ tài chính. Các nước TPP cam kết tuân thủ các nghĩa vụ mở cửa thị trường dịch vụ theo cách tiếp cận chọn bỏ, ngoại trừ những lĩnh vực được đưa vào danh mục bảo lưu có chọn lọc. Việc thực thi Hiệp định này mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức lớn đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam.

Xem thêm