Tin tức
Trong TPP cũng như trong mọi đàm phán khác, để có thể có được phương án đàm phán thích hợp, việc xem xét điểm mạnh, điểm yếu của đối tác trong đàm phán có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân và kết quả đàm phán.
Xem thêmCó thể còn quá sớm khi khẳng định về những điều Việt Nam “được” và “mất” khi tham gia Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng chừng nào, Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường thì TPP sẽ là một cuộc đầy mạo hiểm và thách thức.Từ câu chuyện xuất xứ hàng hóaTừ 13/11/2010, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán hiệp định TPP. Trong tổng số 9 thành viên tham gia đàm phán hiệp định này, Mỹ là “đối tác khó tính” nhất để Việt Nam đạt được các thỏa thuận “tốt” trong TPP.
Xem thêmMục tiêu chuyến công du của Tổng thống Obama vừa qua tới Ấn Độ, Indonesia, G20 tại Hàn Quốc và APEC tại Nhật Bản đều nhằm vào cam kết mới của Mỹ với Châu Á. Tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Yokohama, tổng thống Obama cho hay Mỹ muốn giành thị phần của mình trong sự phát triển của các thị trường Châu Á nơi ngày càng trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Một số người xem TPP như là một công cụ mới thúc đẩy quan hệ kinh tế của Mỹ với Châu Á cũng như hội nhập kinh tế rộng hơn trong khu vực.Xem nội dung đầy đủ tại bài báo đính kèm dưới đây:
Xem thêmCác chính trị gia của Nhật Bản vẫn đang tranh cãi về việc nước này có nên tham gia Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay không. Các thành viên TPP sẽ không chấp nhận các ngoại lệ. Trong khi đó nông nghiệp là một vấn đề cản trở Nhật Bản gia nhập TPP bởi làn sóng bảo hộ trong nước. Cùng lúc, các lĩnh vực kinh tế khác lại đang thúc đẩy mạnh mẽ nước này gia nhập TPP.Xem nội dung đầy đủ tại bài báo đính kèm dưới đây:
Xem thêmNgoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm đến APEC, nhưng bổ sung thêm TPP: đây sẽ là những công cụ hàng đầu của Mỹ để tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại đa phương trong khu vực Châu Á.Xem nội dung đầy đủ tại bài báo đính kèm dưới đây:
Xem thêmCác đích ngắm thương mại của Mỹ, ngoài Vòng đàm phán Doha tại WTO, FTA với Hàn Quốc, và có thể là các FTA với các thành viên ASEAN sẽ không bị lãng quên và tiếp tục theo đuổi một khi có cơ hội, thì TPP với các đối tác Australia, Brunei, Chile, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam hiện đang là vấn đề quan tâm hàng đầu tại Washington.Xem nội dung đầy đủ tại bài báo đính kèm dưới đây:
Xem thêmĐàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4) - một Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei
Xem thêmMặc dù đã trải qua 04 Vòng đàm phán chính thức (và 01 Vòng đàm phán giữa kỳ tại Peru tháng 8/2010), hiện nay chưa có sự thống nhất nào về phạm vi đàm phán TPP. Cho đến hết Vòng 4 vừa rồi, các bên mới chỉ thảo luận sơ bộ về các vấn đề chung (với việc chia thành 24 nhóm vấn đề để thảo luận) và các vấn đề kỹ thuật chuẩn bị cho bản chào đầu tiên (dự kiến đưa ra vào Vòng 5 tổ chức vào tháng 2 sắp tới tại Chile). Bốn vòng vừa rồi được xem là đã tương đối thành công của TPP (so với tốc độ đàm phán các FTA thường thấy).
Xem thêmĐại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk tuyên bố rằng Mỹ sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán chính thức về một thỏa thuận thương mại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có tên chính thức là Hiệp định Hợp tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (hay TPP). Phiên đàm phán đầu tiên của nhóm này sẽ họp vào tuần này, 15-19 tháng 3, tại Melbourne, Australia. Mặc dù bất kỳ động thái tích cực nào từ chính quyền Obama về thương mại được đều được chào đón - đặc biệt là trong trường hợp gần một năm bị bỏ bê với tình trạng bảo hộ ở mức tồi tệ nhất – thì vẫn có những cảnh báo và quan ngại trong tuyên bố trên.
Xem thêmTạp chí “Chính trị thế giới” (WPR) cho biết, Mỹ đã bắt đầu các cuộc thương lượng gia nhập Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Xem thêm