Việt Nam đứng đâu trong bản đồ tăng trưởng khu vực Đông Á-Thái Bình Dương?
14/04/2015 17Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng mạnh thứ tám trong số các nền kinh tế đang phát triển tại Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương năm 2015.
Nền kinh tế nào sẽ tăng trưởng mạnh nhất khu vực?
Theo Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương được WB công bố ngày 13/4, Papua New Guinea sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực nay nay với mức dự báo đạt 16%, tiếp đến là Myanmar với 8,5%, Trung Quốc với 7,1% và Campuchia với mức 6,9%.
Với tốc độ tăng trưởng dự kiến khoảng 6%, Việt Nam đứng vị trí thứ tám sau Lào – quốc gia được dự báo sẽ tăng trưởng 6,4% năm 2015.
Fiji đứng cuối bảng xếp hạng với tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 2,5%.
Tốc độ tăng trưởng chung của khu vực được dự báo ở mức 6,7% trong năm 2015 và 2016, giảm nhẹ so với mức 6,9% của năm 2014, chủ yếu do kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại.
Nhìn chung, các nền kinh tế của ASEAN tiếp tục tăng trương mạnh lên trong năm 2015, trừ Malaysia.
Trình bày bản báo cáo, ông Sudhir Shetty, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại khu vực, nhận định: "Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương đã tăng trưởng tốt trong thời gian qua bất chấp sự phục hồi thiếu ổn định trên toàn cầu từ sau cuộc khủng hoảng tài chính."
Ông Sudhir Shetty cho rằng việc giá dầu giảm đang tác động đến tăng trưởng toàn cầu.
"Nhìn chung, các nước Châu Á nhập khẩu dầu, nên giá dầu giảm sẽ mang lại lợi ích cho khu vực," ông nói.
Ngoài ra, các nước phát triển tiếp tục phục hồi, dẫn đầu là Mỹ, nên sẽ tác động tích cực đến các nền kinh tế trong khu vực.
Đưa ra dự báo cho năm 2016, WB cho rằng tăng trưởng của khu vực sẽ đóng góp 1/3 tăng tưởng toàn cầu và tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng của thế giới.
Ba rủi ro đối với các nền kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương
Đánh giá về những thách thức và rủi ro đối với khu vực, ông Sudhir Shetty cho rằng có 3 yếu tố chính.
Thứ nhất, ông cho rằng sức phục hồi của các nền kinh tế phát triển đang gây thất vọng vì chậm hơn so với kỳ vọng. Trong khi Mỹ đang hồi phục mạnh, thì Châu Âu và Nhật Bản lại đang tăng trường ì ạch.
Trong khi đó, khu vực Đông Á-Thái Bình Dương là nền kinh tế hướng ngoại nên sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi các nước phát triển.
Thứ hai, chính sách tiền tệ của các nước có những hướng đi trái chiều. Đồng USD mạnh lên so với đồng tiền khác do Mỹ có dấu hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ, trong khi Châu Âu và Nhật Bản lại đang nới lỏng tiền tệ với quy mô lớn nên lãi suất rất thấp.
Tỷ giá của các đồng tiền giữa các khu vực này biến động, đặc biệt là đồng USD tăng, có thể sẽ làm tăng chi phí đi vay, tạo ra biến động tài chính và giảm dòng vốn chảy vào khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.
Rủi ro thứ ba là sự giảm tốc tăng trưởng của Trung Quốc. Theo kịch bản cơ sở của WB, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 7,4% năm 2014 và giảm xuống 7,1% trong năm 2015.
Vị chuyên gia của WB cho rằng sự giảm tốc của Trung Quốc có thể còn mạnh hơn, nhưng khả năng này không dễ xảy ra vì các nước Đông Á-Thái Bình Dương có kết nối rất lớn với Trung Quốc về đầu tư và thương mại.
Ông cho rằng dù Trung Quốc có khả năng kiềm chế để kinh tế không giảm tốc mạnh, nhưng đó vẫn là 1 rủi ro.
Ông Sudhir Shetty cho rằng các nước trong khu vực nên tận dụng cơ hội giá dầu thấp để củng cố tài khóa, nâng tỷ trọng giữa thu ngân sách và GDP, cắt giảm trợ giá nhiên liệu.
Về dài hạn, các quốc gia cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Về hội nhập trong khu vực ASEAN, ông cho rằng vấn đề hội nhập về dịch vụ cho đến nay vẫn chưa sâu. Đây là thách thức cần giải quyết trong trung hạn và dài hạn.
Trong trung hạn, các quốc gia nên mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cải thiện khả năng tiếp cận của công chúng đối với giáo dục đại học và chăm sóc y tế.
Trong dài hạn, các quốc gia cần tìm ra những cách thức để duy trì tăng năng suất, kiềm chế chi phí chăm sóc y tế và mở rộng nguồn thu cho an sinh xã hội.
Nguồn: NĐH
- Giải mã chiến lược của Mỹ trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời'
- Kịch bản khiến cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump đột ngột ngừng lại vào tháng 6
- Ống thép Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc