Dừng đầu tư cơ sở chế biến cá tra phile tại ĐBSCL
15/07/2014 11Tuy nhiên, vùng ĐBSCL có thể đầu tư thêm các cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cá tra với công suất 45.000 tấn/năm.
Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ NN&PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10/7.
Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2020, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 7.260 ha, trong đó Đồng Tháp có diện tích lớn nhất (1.700 ha), kế đến là An Giang (1.430 ha), Cần Thơ (1.100ha); các tỉnh còn lại từ 300 – 850 ha.
Theo dự thảo trên, toàn vùng cần khoảng 2,54 tỷ con giống chất lượng. Vùng nuôi phải tập trung, đặc biệt áp dụng tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGap hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp.
Tùy vào tín hiệu thị trường và khả năng sản xuất cá tra nguyên liệu; từ nay đến năm 2020, vùng có thể đầu tư thêm các cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cá tra với công suất 45.000 tấn/năm, nhưng không đầu tư phát triển thêm cơ sở chế biến sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh; chỉ có thể nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền, thiết bị đối với các nhà máy hiện có./.
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng
- Khảo sát nhanh (2'): Yêu cầu thẩm định chuỗi cung ứng của một số thị trường EU đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
- Mỹ sẽ thông báo mức thuế quan mới từ ngày 4/7
- Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam?