Ngành tôm Thái Lan lên tiếng trước vụ kiện chống trợ cấp
25/02/2013 52Ngành tôm Mỹ dường như hoạt động theo một nguyên lý – nếu làm đi làm lại một việc thì kết quả đạt được sẽ như mong đợi. Kể từ năm 2004, ngành tôm Mỹ đã 2 lần thuyết phục các nhà chức trách điều tra thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Thái Lan - nước cung cấp lớn nhất tôm cho Mỹ, nhưng cả 2 lần đều bị thất bại.
Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ vẫn kiên định tin rằng sẽ đạt được kết quả khác và sẽ có một lượng tiền phạt lớn từ tôm NK từ Thái Lan.
Chống bán phá giá là một thủ thuật kinh doanh được sử dụng làm rào cản trong thương mại quốc tế. Một nhà XK bán phá giá một sản phẩm khi bán sản phẩm đó trên thị trường nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nước. Trên một thị trường cạnh tranh, ngành tôm Mỹ có thể chứng minh rằng công ty của Thái Lan phá giá tôm bởi họ so sánh giá bán tại các siêu thị ở Mỹ và Thái Lan. Dĩ nhiên mọi điều sẽ công bằng trong cuộc chiến này và trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, Mỹ đã áp dụng luật riêng biệt.
Năm 2006, để chuẩn bị cho vụ kiện chống bán phá giá đối với tôm Thái Lan, Mỹ đã thông qua Tu chính án Byrd sửa đổi. Theo đó, cho phép Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ so sánh giá bán tôm Thái Lan trên thị trường Mỹ và Nhật Bản.
Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung tôm cho Mỹ, cung cấp tới hơn 1/4 lượng tôm tiêu thụ tại thị trường này. Vì nhiều lý do, tôm Thái Lan đã trở thành mục tiêu của các vụ kiện tụng. Ngành tôm Mỹ được cho là bị tổn thất chính đáng. Tôm NK có giá rẻ hơn tôm nội địa Mỹ. Các nhà môi trường ủng hộ các vụ kiện chống lại tôm Thái Lan bởi họ có thể tố cáo các trại nuôi tôm của Thái Lan phá hủy rừng ngập mặn. Các tổ chức nhân quyền đưa thêm những cáo buộc về lạm dụng lao động tại các nhà máy chế biến.
Tuy nhiên, điểm cốt lõi đó là tất cả chỉ vì tiền. Nếu chính phủ Mỹ thành công trong vụ kiện mới đây thì các nhà XK tôm Thái Lan sẽ tiếp tục đối mặt với cái gọi là “thuế chống trợ cấp”, tiền phạt thu được từ việc bán các sản phẩm tốt với giá rẻ. Khoản tiền phạt này cuối cùng sẽ vào túi những ngư dân khai thác tôm Mỹ vốn được coi là bị thua thiệt do sự thành công của tôm Thái Lan.
Tranh chấp thương mại quốc tế là điều bình thường và dễ hiểu. Quá trình toàn cầu hóa tạo ra nhiều khó khăn cho các ngành sản xuất nội địa của mỗi nước. Tuy nhiên, sau 3 lần tranh chấp trong vòng 8 năm, các vụ kiện chống lại tôm XK của Thái Lan giống như sự quấy rối hơn là tranh chấp hợp pháp.
NK tôm Thái Lan vào Mỹ với khối lượng lớn trong thập kỷ qua đã chứng tỏ thuế chống bán phá giá của Mỹ không mang lại tác dụng như mong muốn. Không một ngành nào có thể chịu đựng được tổn thất trong một thời gian dài như vậy. Hy vọng Mỹ sẽ nhanh chóng khép lại vụ kiện mới nhất và quay trở lại thưởng thức tôm Thái Lan.
Nguồn: http://www.vasep.com.vn
- Thủ tướng: Phía Mỹ đã đưa lịch trình đàm phán thương mại cụ thể, thiện chí
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ thừa nhận vẫn chưa có đàm phán thương mại với Trung Quốc
- Cơ hội "hạ nhiệt" căng thẳng thương mại toàn cầu
- Xu hướng đồng USD mất giá và tác động tại châu Á
- Nhà Trắng: Chưa có quyết định cuối cùng về áp thuế đối với phim nước ngoài