Tin tức

Bài học từ những án phạt

26/12/2012    15

Ngày 5/12, Liên minh Châu Âu (EU) ra quyết định phạt 7 tập đoàn điện tử 1 tỷ 470 triệu euro vì đã ngấm ngầm bắt tay nhau thao túng giá trong một thời gian dài. 
Danh sách “đen” này có LG, Philips, Samsung, Panasonic, Toshiba và Technicolor với tội danh: Thông đồng để ấn định giá bán, phân chia thị phần, chia sẻ thông tin để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất nhằm duy trì giá bán cao.
Một chuyên gia kinh tế nói: Vụ thông đồng này khiến người tiêu dùng phải mua hàng điện tử với giá cao, đồng thời làm chậm tốc độ phát triển công nghệ vì các hãng đã cố tình trì hoãn quá trình chuyển đổi từ màn hình đời cũ với bóng đèn hình “to tướng, ngốn điện khỏe”, chiếm tới 70% giá trị của tivi sang màn hình tinh thể lỏng “mỏng manh, trang nhã”, nhằm duy trì lợi nhuận cao càng lâu càng tốt.
Còn nhớ, một vụ việc tương tự vào năm 2010, EU cũng đã phạt 10 công ty điện tử nổi tiếng thế giới hơn 400 triệu USD, cũng với “trò” thông đồng thao túng giá. Danh sách gồm: Hitachi, Mitsubishi, Nec, Samsung, Toshiba, Elpida, Hynix, Infineon, Micrond và Nam Á. Trong vụ đó, các hãng đã có một thỏa thuận bí mật khi định giá và duy trì giá chip điện tử ở mức cao từ năm 1998 đến 2002.
Trong mảng kinh doanh dịch vụ như vận tải biển, các hãng tàu cũng thường hợp tác với nhau tạo thành một liên minh như G6 gồm (OOCL, HAPAG- LLOYD, NYK, MOL, APL, HMM), liên minh CKYH gồm (COSCON, KLINE, YANGMING, HAJJIN)... tạo thành những đội hình mạnh luôn tìm được sự đồng thuận từ giá cước cho đến các kế hoạch cắt giảm chuyến, thậm chí ngừng hoạt động cả một tuyến, tạo sự khan hiếm nguồn cung vận tải biển. Nhờ vậy, những liên minh này luôn giữ được vị thế đối trọng với khách hàng khi thương thảo và ký hợp đồng vận tải cũng như dư sức đè bẹp các đối thủ nằm ngoài liên minh.
Cạnh tranh lành mạnh là động lực tồn tại, phát triển, đem lại lợi ích lớn hơn cho người tiêu dùng và toàn xã hội. Song thực tế, dù không ít lần dính án phạt nặng vì vi phạm các nguyên tắc cạnh tranh, nhưng các tập đoàn kinh tế vẫn tái phạm khi có cơ hội, trong tất cả mọi lĩnh vực kinh.
Tuy nhiên, từ một góc nhìn khác có thể thấy, các tập đoàn lớn luôn cạnh tranh với nhau để giành miếng “to và ngon”, nhưng họ cũng rất linh hoạt, sẵn sàng hợp tác để cùng duy trì lợi nhuận. Khách quan mà đánh giá, những liên minh này, ngoài những yếu tố tiêu cực, có rất nhiều điều tích cực để các doanh nghiệp Việt Nam học tập. 
Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn

Ngày 5/12, Liên minh Châu Âu (EU) ra quyết định phạt 7 tập đoàn điện tử 1 tỷ 470 triệu euro vì đã ngấm ngầm bắt tay nhau thao túng giá trong một thời gian dài. 

Danh sách “đen” này có LG, Philips, Samsung, Panasonic, Toshiba và Technicolor với tội danh: Thông đồng để ấn định giá bán, phân chia thị phần, chia sẻ thông tin để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất nhằm duy trì giá bán cao.

Một chuyên gia kinh tế nói: Vụ thông đồng này khiến người tiêu dùng phải mua hàng điện tử với giá cao, đồng thời làm chậm tốc độ phát triển công nghệ vì các hãng đã cố tình trì hoãn quá trình chuyển đổi từ màn hình đời cũ với bóng đèn hình “to tướng, ngốn điện khỏe”, chiếm tới 70% giá trị của tivi sang màn hình tinh thể lỏng “mỏng manh, trang nhã”, nhằm duy trì lợi nhuận cao càng lâu càng tốt.

Còn nhớ, một vụ việc tương tự vào năm 2010, EU cũng đã phạt 10 công ty điện tử nổi tiếng thế giới hơn 400 triệu USD, cũng với “trò” thông đồng thao túng giá. Danh sách gồm: Hitachi, Mitsubishi, Nec, Samsung, Toshiba, Elpida, Hynix, Infineon, Micrond và Nam Á. Trong vụ đó, các hãng đã có một thỏa thuận bí mật khi định giá và duy trì giá chip điện tử ở mức cao từ năm 1998 đến 2002.

Trong mảng kinh doanh dịch vụ như vận tải biển, các hãng tàu cũng thường hợp tác với nhau tạo thành một liên minh như G6 gồm (OOCL, HAPAG- LLOYD, NYK, MOL, APL, HMM), liên minh CKYH gồm (COSCON, KLINE, YANGMING, HAJJIN)... tạo thành những đội hình mạnh luôn tìm được sự đồng thuận từ giá cước cho đến các kế hoạch cắt giảm chuyến, thậm chí ngừng hoạt động cả một tuyến, tạo sự khan hiếm nguồn cung vận tải biển. Nhờ vậy, những liên minh này luôn giữ được vị thế đối trọng với khách hàng khi thương thảo và ký hợp đồng vận tải cũng như dư sức đè bẹp các đối thủ nằm ngoài liên minh.

Cạnh tranh lành mạnh là động lực tồn tại, phát triển, đem lại lợi ích lớn hơn cho người tiêu dùng và toàn xã hội. Song thực tế, dù không ít lần dính án phạt nặng vì vi phạm các nguyên tắc cạnh tranh, nhưng các tập đoàn kinh tế vẫn tái phạm khi có cơ hội, trong tất cả mọi lĩnh vực kinh.

Tuy nhiên, từ một góc nhìn khác có thể thấy, các tập đoàn lớn luôn cạnh tranh với nhau để giành miếng “to và ngon”, nhưng họ cũng rất linh hoạt, sẵn sàng hợp tác để cùng duy trì lợi nhuận. Khách quan mà đánh giá, những liên minh này, ngoài những yếu tố tiêu cực, có rất nhiều điều tích cực để các doanh nghiệp Việt Nam học tập. 

Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn