Tin tức

Đàm phán FTA Việt Nam- Hàn Quốc: Ưu tiên vấn đề kiểm dịch

20/12/2012    10

Sau phiên đàm phán không chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (FTA) ngày 16/12/2012, ông Bùi Huy Sơn- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), Trưởng Đoàn đàm phán Việt Nam- đã trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương một số vấn đề xung quanh hiệp định này. 

Việt Nam đã và đang thực hiện đàm phán FTA với nhiều đối tác. Đàm phán FTA với Hàn Quốc, chúng ta kỳ vọng điều gì, thưa ông? 

Sau khi FTA được ký, môi trường thương mại và đầu tư sẽ thông thoáng, ổn định hơn. Hàn Quốc là đối tác đầu tư lớn của Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp (DN) của Hàn Quốc đã đầu tư và chuyển đổi mô hình đầu tư từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành sử dụng công nghệ cao, vốn đầu tư lớn. Đó là những yếu tố tích cực.
 
Ông Bùi Huy Sơn- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), Trưởng Đoàn đàm phán Việt Nam.
Với Hàn Quốc, lĩnh vực chúng ta quan tâm nhất là nông, thủy sản, đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm của Hàn Quốc. Trên thực tế, với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu, Hàn Quốc gặp những phản ứng rất mạnh từ trong nước. Cho nên, khi đàm phán với Việt Nam, một nước xuất khẩu nông, thủy sản, phía Hàn Quốc cũng sẽ gặp những khó khăn.
Ông đánh giá thế nào về FTA Việt Nam- Hàn Quốc? 
Trước khi hai Chính phủ chính thức quyết định đàm phán, chúng tôi đã có những nghiên cứu dựa trên số liệu thực tế về đầu tư, thương mại... Tôi cho rằng, việc ký FTA song phương với Hàn Quốc là có cơ sở. Hiện, hai bên đã bước vào quá trình đàm phán chính thức và phiên đàm phán phiên đầu tiên đã diễn ra tại Hàn Quốc hồi tháng 9.
Mức độ chênh lệch giữa hai nền kinh tế có được tính đến? 
Các cuộc đàm phán FTA của Việt Nam chủ yếu với các đối tác có trình độ cao hơn. Chúng tôi đã đề nghị phía Hàn quốc linh hoạt trong đàm phán và có những nghiên cứu để đáp ứng một cách thỏa đáng nhu cầu của Việt Nam.
Vấn đề kiểm dịch động, thực vật có được đưa vào FTA? 
Mục tiêu cơ bản của FTA với Hàn Quốc là tạo cơ hội cho xuất khẩu. Vấn đề kiểm dịch động vật, thực vật gắn với lợi ích xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam, trong đó có những mặt hàng chiến lược và chủ chốt của Việt Nam như thủy sản. Do đó, về phía Việt Nam, vấn đề kiểm dịch được ưu tiên trong đàm phán.
Có ý kiến lo ngại nhập siêu sẽ lớn hơn khi FTA được ký. Có đúng vậy không, thưa ông? 
Cho đến nay Việt Nam luôn nhập siêu khá lớn từ Hàn Quốc. Theo đánh giá của giới nghiên cứu, chúng ta có thể vẫn phải nhập siêu chứ không phải ký FTA là chấm dứt. Vấn đề là chúng ta nhìn nhận lý do nhập siêu từ Hàn Quốc như thế nào. Tôi không nghĩ đó là vấn đề quá lo ngại. Nhập khẩu từ Hàn Quốc có tới gần 80% là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trở lại thị trường Hàn Quốc và các thị trường EU, Hoa Kỳ... Vì vậy, tôi không cho rằng nhập siêu là vấn đề ưu tiên trong đàm phán này.
DN hai nước được nhìn nhận thế nào trong đàm phán FTA? 
Ngay khi khởi động đàm phán FTA Việt Nam- Hàn Quốc, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổ chức các hội thảo tham vấn ý kiến của cộng đồng DN, bao gồm cả DN Việt Nam và DN Hàn Quốc đang kinh doanh tại Việt Nam.
Chúng tôi đã giới thiệu tới DN khung cơ bản của hiệp định song phương, đó là các cam kết về thương mại hàng hóa và đầu tư. Chúng tôi rất mong trên cơ sở phân tích những tác động đã có của ASEAN- Hàn Quốc, xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, cộng đồng DN sẽ có phản hồi về những điểm tốt, điểm chưa tốt, để từ đó có thể chuyển hóa thành các cam kết.
Xin cảm ơn ông!
Xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, cộng đồng DN sẽ có phản hồi về những điểm tốt, điểm chưa tốt, để từ đó có thể chuyển hóa thành các cam kết.
Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn

Sau khi FTA được ký, môi trường thương mại và đầu tư sẽ thông thoáng, ổn định hơn. Hàn Quốc là đối tác đầu tư lớn của Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp (DN) của Hàn Quốc đã đầu tư và chuyển đổi mô hình đầu tư từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành sử dụng công nghệ cao, vốn đầu tư lớn. Đó là những yếu tố tích cực.

Với Hàn Quốc, lĩnh vực chúng ta quan tâm nhất là nông, thủy sản, đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm của Hàn Quốc.


Ông Bùi Huy Sơn- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), Trưởng Đoàn đàm phán Việt Nam.

Trên thực tế, với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu, Hàn Quốc gặp những phản ứng rất mạnh từ trong nước. Cho nên, khi đàm phán với Việt Nam, một nước xuất khẩu nông, thủy sản, phía Hàn Quốc cũng sẽ gặp những khó khăn.

Ông đánh giá thế nào về FTA Việt Nam- Hàn Quốc? 

Trước khi hai Chính phủ chính thức quyết định đàm phán, chúng tôi đã có những nghiên cứu dựa trên số liệu thực tế về đầu tư, thương mại... Tôi cho rằng, việc ký FTA song phương với Hàn Quốc là có cơ sở. Hiện, hai bên đã bước vào quá trình đàm phán chính thức và phiên đàm phán phiên đầu tiên đã diễn ra tại Hàn Quốc hồi tháng 9.

Mức độ chênh lệch giữa hai nền kinh tế có được tính đến? 

Các cuộc đàm phán FTA của Việt Nam chủ yếu với các đối tác có trình độ cao hơn. Chúng tôi đã đề nghị phía Hàn quốc linh hoạt trong đàm phán và có những nghiên cứu để đáp ứng một cách thỏa đáng nhu cầu của Việt Nam.

Vấn đề kiểm dịch động, thực vật có được đưa vào FTA? 

Mục tiêu cơ bản của FTA với Hàn Quốc là tạo cơ hội cho xuất khẩu. Vấn đề kiểm dịch động vật, thực vật gắn với lợi ích xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam, trong đó có những mặt hàng chiến lược và chủ chốt của Việt Nam như thủy sản. Do đó, về phía Việt Nam, vấn đề kiểm dịch được ưu tiên trong đàm phán.

Có ý kiến lo ngại nhập siêu sẽ lớn hơn khi FTA được ký. Có đúng vậy không, thưa ông? 

Cho đến nay Việt Nam luôn nhập siêu khá lớn từ Hàn Quốc. Theo đánh giá của giới nghiên cứu, chúng ta có thể vẫn phải nhập siêu chứ không phải ký FTA là chấm dứt. Vấn đề là chúng ta nhìn nhận lý do nhập siêu từ Hàn Quốc như thế nào. Tôi không nghĩ đó là vấn đề quá lo ngại. Nhập khẩu từ Hàn Quốc có tới gần 80% là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trở lại thị trường Hàn Quốc và các thị trường EU, Hoa Kỳ... Vì vậy, tôi không cho rằng nhập siêu là vấn đề ưu tiên trong đàm phán này.

DN hai nước được nhìn nhận thế nào trong đàm phán FTA? 

Ngay khi khởi động đàm phán FTA Việt Nam- Hàn Quốc, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổ chức các hội thảo tham vấn ý kiến của cộng đồng DN, bao gồm cả DN Việt Nam và DN Hàn Quốc đang kinh doanh tại Việt Nam.

Chúng tôi đã giới thiệu tới DN khung cơ bản của hiệp định song phương, đó là các cam kết về thương mại hàng hóa và đầu tư. Chúng tôi rất mong trên cơ sở phân tích những tác động đã có của ASEAN- Hàn Quốc, xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, cộng đồng DN sẽ có phản hồi về những điểm tốt, điểm chưa tốt, để từ đó có thể chuyển hóa thành các cam kết.

Xin cảm ơn ông!

Xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, cộng đồng DN sẽ có phản hồi về những điểm tốt, điểm chưa tốt, để từ đó có thể chuyển hóa thành các cam kết.

 

Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn