Tác động của Hiệp định AKAFTA
19/12/2012 131Hiệp định thiết lập khu vực Thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA) bao gồm 3 cấu phần chính là Hiệp định thương mại hàng hóa (ký tháng 8/2006, có hiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định thương mại dịch vụ (ký tháng 11/2007, có hiệu lực từ tháng 5/2009), và Hiệp định đầu tư (ký tháng 6/2009, có hiệu lực từ tháng 9/2009).
Hiệp định AKFTA
Cho đến nay, mặc dù thời điểm bắt đầu có hiệu lực khác nhau, cả ba Hiệp định này đều đã được thực hiện, tạo ra khung pháp lý toàn diện hơn cho việc thực hiện khu vực thương mại tự do giữa các bên trong tương lai. Do đó, những tác động có thể có của AKFTA như là một hiệp định hoàn chỉnh nên được nghiên cứu trên cơ sở xem xét cả ba hiệp định cấu phần nêu trên (thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư).
Hiệp định thương mại hàng hóa (TIG) trong khuổn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA) được ký tháng 8/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2007. Dưới đây là tóm tắt các cam kết của Việt Nam và Hàn Quốc trong TIG.
Tự do hóa thương mại hàng hóa sẽ được thực hiện qua hai danh mục, Danh mục thông thường (Normal Track- NT) và Danh mục nhạy cảm (Sensitive Track- ST). Danh mục ST, bao gồm tất cả các mặt hàng còn lại trong biểu thuế nhập khẩu của mỗi nước, được chia thành 2 tiểu danh mục, Tiểu danh mục nhạy cảm (Sensitive List- SL) và Tiểu danh mục rất nhạy cảm (Highly Sensitive List- HSL).
Xét về danh mục NT, Việt Nam cam kết giảm và cắt bỏ hoàn toàn hầu hết các dòng thuế trong danh mục NT vào năm 2016, chậm hơn 6 năm so với các nước ASEAN 6, với một số dòng thuế có thời hạn cắt giảm linh hoạt đến năm 2018. Trong khi đó, Hàn Quốc loại bỏ hoàn toàn tất cả các dòng thuế thuộc NT vào năm 2010.
Xét về danh mục SL, Việt Nam cam kết giảm tất cả các dòng thuế SL xuống còn 20% không chậm hơn năm 2017 và sau đó xuống còn 0- 5% không chậm hơn năm 2021. Về phía Hàn Quốc (và ASEAN 6), lộ trình ngắn hơn, tương ứng là năm 2012 và năm 2016.
Lộ trình giảm thuế trong FTA ASEAN- Hàn Quốc
Các nước đang phát triển nhìn chung được ưu tiên có lộ trình cắt giảm thuế dài hơn các nước phát triển. Một số nước ASEAN trong các giai đoạn phát triển kinh tế ban đầu của mình đã được hưởng các ưu đãi tự do hóa thị trường đặc biệt trong quá trình đàm phán xây dựng lộ trình cắt giảm thuế quan.
Do Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên của FTA ASEAN- Hàn Quốc, chúng ta cần phải phân tích cơ cấu cắt giảm thuế trong FTA ASEAN- Hàn Quốc để tính toán các mức thuế suất hữu hiệu áp dụng trong trao đổi thương mại giữa hai nước. Trong FTA ASEAN - Hàn Quốc, các quốc giathành viên cũng có thể chỉ định các dòng thuế (mã HS) nào thuộc Danh mục thông thường (NT) và các dòng thuế nào thuộc Danh mục nhạy cảm (ST), phù hợp với sự nhạy cảm của các mặt hàng này đối với việc mở cửa thị trường. Hàn Quốc cam kết cắt giảm ít nhất 70% các dòng thuế NT khi hiệp định được thực hiện, và ít nhất 95% vào ngày 1/1/2008. Các dòng thuế NT sẽ được loại bỏ hoàn toàn vào ngày 1/1/2010.
Trong khi đó, do được ưu tiên lộ trình giảm thuế dài hơn, Việt Nam cam kết sẽ loại bỏ hoàn toàn các dòng thuế trong danh mục NT vào ngày 1/1/2018. Là nước đến sau, Việt Nam sẽ giảm thuế suất MFN áp dụng đối với ít nhất 50% dòng thuế trong danh mục NT xuống còn 0-5% vào ngày 1/1/2013, loại bỏ thuế suất đối với ít nhất 90% dòng thuế trong danh mục NT vào ngày 1/1/2015 và loại bỏ thuế suất hoàn toàn đối với các dòng thuế trong danh mục NT vào ngày 1/1/2016, linh hoạt với một số dòng thuế (không quá 5% tổng số dòng thuế). Các dòng thuế còn lại này sẽ được loại bỏ hoàn toàn vào ngày 1/1/2018.
Việt Nam cam kết giảm và cắt bỏ hoàn toàn hầu hết các dòng thuế trong danh mục NT vào năm 2016, chậm hơn 6 năm so với các nước ASEAN 6, với một số dòng thuế có thời hạn cắt giảm linh hoạt đến năm 2018. Trong khi đó, Hàn Quốc loại bỏ hoàn toàn tất cả các dòng thuế thuộc NT vào năm 2010. |
Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn
- Tổng thống Trump tiết lộ động thái mới giúp 'hàn gắn' quan hệ thương mại với Trung Quốc
- Ông Trump áp thuế 100% với phim sản xuất ngoài nước Mỹ do điện ảnh "suy yếu"
- EC lùi thời gian thanh tra “thẻ vàng” IUU đến cuối năm
- Thuế phụ tùng ô tô của Mỹ có hiệu lực, các nhà sản xuất xe lo lắng
- Các công ty Canada chuyển hướng tìm kiếm sang thị trường Việt Nam