Tin tức

Các nhà sản xuất ô tô của Mỹ đang tìm kiếm một giải pháp dung hòa cho đề xuất quy tắc xuất xứ trong TPP

01/11/2012    31

Các nhà sản xuất ô tô của Mỹ đang đang gặp khó khăn trong việc tìm ra một giải pháp dung hòa để đưa ra đề xuất về quy tắc xuất xứ (ROO) cho ô tô trong đàm phán TPP. Bởi vì một mặt, nếu áp dụng các quy tắc xuất xứ linh hoạt thì sẽ có lợi cho các nhà sản xuất của Hoa Kỳ khi nhập khẩu linh kiện từ các nhà máy sản xuất mà họ đã đầu tư lớn tại các nước ngoài khu vực TPP như Thái Lan (nơi mà Ford Motor vừa mở rộng sản xuất) và Trung Quốc (nơi General Motors đã đầu tư rất lớn vào liên doanh). Nhưng mặt khác, các công ty ô tô của Mỹ cũng không muốn đề xuất các quy tắc xuất xứ quá thấp có thể cho phép các đối thủ cạnh tranh của họ từ các nước ngoài TPP như Huyndai của Hàn Quốc thành lập các nhà máy lắp ráp của mình tại các nước có nguồn nhân lực giá rẻ như Việt Nam và nhập khẩu các linh kiện chính và phụ tùng từ nước nhà và rồi xuất khẩu ô tô từ các nước TPP để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Và vì vậy, sẽ rất khó khăn cho các nhà sản xuất ô tô của Mỹ để đưa ra một đề xuất phù hợp bởi nếu áp dụng tính linh hoạt thì sẽ làm giảm các yêu cầu về quy tắc xuất xứ thấp hơn các quy tắc hiện hành trong Hiêp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Trong khi đó, các nước trong TPP hầu hết không sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô ngoại trừ Australia và Malaysia. Hiện tại các nhà sản xuất ô tô của Mỹ cũng đã có nhà máy sản xuất tại Astralia nhưng chủ yếu phục vụ thị trường trong nước còn Malaysia thì hiện tại Toyota của Nhật Bản đang có nhà máy sản xuất rất lớn trong các nhà sản xuất ô tô của Mỹ vẫn gặp khó khăn khi đặt xưởng sản xuất tại đây do các quy định hạn chế của nước này.

Cho đến nay, ba hãng ô tô lớn của Mỹ là Ford, Chrysler và GM vẫn chưa công khai đề xuất cụ thể của mình đối với vấn đề ROO. Trong một lá thư gửi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) ngày 4/9/2012 liên quan đến việc gia nhập TPP của Mexico và Canada, Hội đồng Chính sách Ô tô của Mỹ (AAPC), đại diện cho các hãng ô tô này đã nói rằng họ “trông chờ một quy tắc ROO phù hợp” và rằng họ sẽ ủng hộ việc áp dụng các phương pháp ROO khác miễn là vẫn thừa nhận phương pháp chi phí tịnh.

Tương tự, nhóm các nhà sản xuất ô tô nước ngoài đại diện cho ác nhà sản xuất ô tô nước ngoài mà có hiện diện tại Mỹ như Honda, Toyota, Huyndai, Kia, Peugot và Maserati cũng tỏ ra mô hồ, ít nhất là trước công chúng, về việc đề xuất một quy tắc cụ thể cho TPP. Trong một bình luận của nhóm này gửi USTR không đề xuất một giá trị phần trăm cụ thể nào cho ROO, thay vào đó tập trung vào thúc đẩy TPP cho phép nhiều phương pháp tính toán khác nhau để có thể đáp ứng được các yêu cầu về giá trị khu vực.

Trong khi đó, AFL-CIO, Liên đoàn Lao động lớn nhất của Mỹ, thì có quan điểm trái ngược với các nhà sản xuất ô tô khi đưa ra những yêu cầu rất cụ thể cho ROO trong TPP và ủng hộ một mức cao hơn cả trong NAFTA. Cụ thể, Liên đoàn này cho rằng yêu cầu về tỉ lệ xuất xứ nên đạt đến mức 75%.

Trong một bài phỏng vấn với Inside U.S Trade, một quan chức Bộ Thương mại Mỹ đã nói rằng Bộ đang cân nhắc lợi ích từ tất cả các nhóm khác nhau nhưng từ chối đưa ra thông tin cụ thể về đề xuất của Mỹ trong TPP về ROO.

Nguồn: insidetrade.com