Ba lĩnh vực dịch vụ ưu tiên của Mỹ trong đàm phán TPP
31/10/2012 25Trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Christine Bliss đã cho biết ba lĩnh vực dịch vụ ưu tiên của Mỹ trong TPP là phân phối, bảo hiểm và thương mại điện tử tại một sự kiện tài trợ bởi trường đại học Georgetown và Liên minh công nghiệp dịch vụ (CSI).
Về lĩnh vực phân phối, Mỹ đã đưa ra đề xuất xây dựng một quy trình hải quan nhằm kiểm tra các hàng gửi thông qua các dịch vụ chuyển phát nhanh để đảm bảo thông quan nhanh chóng. Một yêu cầu khác của Mỹ là tăng mức tối thiểu nhằm cho phép các hàng hóa gửi có giá trị nhỏ hơn 200 USD được miễn các loại thuế và thủ tục hải quan.
Đối với bảo hiểm, USTR đang tìm cách nhằm đảm bảo các công ty của Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả với “các công ty bảo hiểm nhà nước” và các “bưu điện”, có nghĩa là không cho phép các đơn vị này có được các khoản ưu đãi đặc biệt từ chính phủ.
Về vấn đề này, có lẽ Hoa Kỳ cân nhắc đến sự tham gia của Nhật Bản bởi từ trước đến giờ USTR vẫn phàn nàn về các công ty bảo hiểm quản lý bởi nhà nước của Nhật Bản được hưởng nhiều ưu đãi so với các đối thủ cạnh tranh tưu nhân. Mặc dù Nhật Bản chưa tham gia vào TPP nhưng nước này đã bày tỏ ý định tham gia.
Liên quan đến thương mại điện tử, bà Bliss cho biết ưu tiên có thể chia ra thành ba lĩnh vực. Thứ nhất là Chương thương mại điện tử trong TPP có thể bao gồm các điều khoản xóa bỏ yêu cầu về sự hiện diện của địa phương cho việc chuyển phát dữ liệu xuyên biên giới. Thứ hai, Mỹ đang yêu cầu một cam kết bắt buộc rằng các nước TPP không được yêu cầu các công ty phải xây dựng các trung tâm dữ liệu tại một nước như là một điều kiện để kinh doanh tại đó. Thứ ba, Mỹ muốn các đối tác TPP đồng ý không hạn chế sự luân chuyển tự do của dữ liệu xuyên biên giới dù vẫn thừa nhận rằng các nước phải cân bằng lợi ích trong nước trong việc bảo vệ người tiêu dùng, sự riêng tư và an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, nhà đàm phán của Mỹ trong lĩnh vực này, Jonathan McHale vào cuối tháng trước đã phải thừa nhận tại một sự kiện rằng để đạt được sự thỏa hiệp của các nước trong TPP về vấn đề này vẫn là một “thách thức lớn” bởi vì vẫn còn rất nhiều ý kiến bất đồng trên bàn đàm phán.
Nguồn: insidetrade.com
- Đại sứ Hoa Kỳ: Quá trình đàm phán giữa hai nước sẽ đạt được những kết quả tích cực
- Thủ tướng: Phía Mỹ đã đưa lịch trình đàm phán thương mại cụ thể, thiện chí
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ thừa nhận vẫn chưa có đàm phán thương mại với Trung Quốc
- Cơ hội "hạ nhiệt" căng thẳng thương mại toàn cầu
- Xu hướng đồng USD mất giá và tác động tại châu Á