Tin tức

Nhật Bản tìm cách né thuế của đồng minh Mỹ như thế nào?

21/02/2025    64

Trong bối cảnh nhiều quốc gia lo lắng trước chính sách thương mại thay đổi của Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vẫn tỏ ra tự tin trước khả năng tránh được các đợt tăng thuế của chính quyền Washington dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Theo moderndiplomacy.eu, chiến lược tránh thuế quan của Mỹ mà Nhật Bản đang theo đuổi nhằm bảo vệ các ngành nghề của nước này khỏi tác động, đó là đổ những khoản tiền lớn đầu tư vào Mỹ để thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư. Thủ tướng Shigeru Ishiba lạc quan rằng Nhật Bản sẽ tránh được một cuộc xung đột thương mại nhờ những đóng góp kinh tế của nước này cho nước Mỹ.

Nhật Bản giữ vị trí nhà đầu tư lớn nhất vào Mỹ trong suốt 5 năm qua. Thủ tướng Shigeru Ishiba cho biết Tổng thống Donald Trump đã thừa nhận những khoản đầu tư lớn của Nhật Bản mang lại lợi ích kinh tế cho Mỹ, nhất là tạo ra việc làm. Vì vậy, theo ông, dấu ấn kinh tế của Nhật Bản tại Mỹ khiến nước này khác biệt so với các đối tác thương mại khác vốn đang phải đối mặt với áp lực thuế quan. 

Ông Ishiba tin rằng Washington sẽ không ngay lập tức áp đặt thuế quan cao hơn với Nhật Bản. Việc Nhật Bản luôn cố gắng đứng ngoài các tranh chấp thương mại ngày càng leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump cũng là một cơ sở để nhà lãnh đạo Nhật Bản tạm thời yên tâm trước các hành động áp thuế khó lường của chính quyền Washington dưới thời ông Donald Trump. 

Hiện nay, Nhật Bản đang thúc đẩy chiến lược ngoại giao tập trung vào việc chứng minh các khoản đầu tư của mình có lợi cho nền kinh tế Mỹ. Dữ liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy Nhật Bản dẫn đầu về số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ trong năm 2023, đạt tổng cộng 783,3 tỷ USD, đưa nước này vượt lên các nhà đầu tư lớn khác như Canada và Đức. Ông Ishiba coi đây là một cơ sở vững chắc để ngăn ngừa việc Mỹ áp thuế quan trừng phạt đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản. 

Trong cuộc gặp thượng đỉnh mới đây tại Nhà Trắng nhân chuyến thăm Mỹ chớp nhoáng của Thủ tướng Shigeru Ishiba tới Mỹ, nhà lãnh đạo này đã xác định một số ngành quan trọng mà Nhật Bản có thể mở rộng đầu tư vào Mỹ, bao gồm khí thiên nhiên hóa lỏng, thép, trí tuệ nhân tạo và ô tô. Đây là những ngành phù hợp với các ưu tiên kinh tế của Mỹ và lợi ích kinh doanh toàn cầu của Nhật Bản. Ông Donald Trump đã nhấn mạnh vào việc duy trì bản sắc Mỹ của tập đoàn thép US Steel trong bối cảnh công ty Nippon Steel của Nhật Bản đang có kế hoạch mua lại tập đoàn này.

Nhân cuộc gặp, Thủ tướng Shigeru Ishiba cũng cho biết, đây không phải là một thương vụ “mua lại” mà là một khoản đầu tư. Nhật Bản sẽ cung cấp công nghệ cao và đầu tư sản xuất các sản phẩm thép chất lượng cao đóng góp cho Nhật Bản, Mỹ và thế giới. Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật nhất trí kế hoạch mua lại US Steel của Nippon Steel là một hình thức “đầu tư”, không phải “sáp nhập”. Thủ tướng Shigeru Ishiba giải thích khoản đầu tư này được thực hiện để bảo đảm rằng US Steel vẫn là một công ty của Mỹ, sẽ tiếp tục hoạt động dưới sự quản lý của Mỹ, với nhân viên Mỹ. 

Ngoài ra, nhằm nhấn mạnh chiến lược tăng cường hợp tác đầu tư với Mỹ, ông Ishiba cho biết, Nhật Bản sẽ nâng mức đầu tư vào Mỹ lên 1 nghìn tỷ USD với các dự án mở rộng đầu tư tài chính, xây dựng các cơ sở sản xuất mới tại Mỹ.

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro, cách tiếp cận của Thủ tướng Shigeru Ishiba với Mỹ như vậy nhằm định vị Nhật Bản là một đối tác kinh tế quan trọng thay vì là đối thủ, với hy vọng sẽ bảo vệ các ngành công nghiệp Nhật Bản trước tác động của các mức thuế quan tiềm tàng từ Mỹ. 

Tuy nhiên, việc Nhật Bản chú trọng vào tạo việc làm và nhấn mạnh lợi ích kinh tế chung phù hợp với chủ nghĩa quốc gia kinh tế của ông Donald Trump có thực sự hiệu quả trong bối cảnh chính sách thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump không có gì chắc chắn? Nhật Bản rõ ràng không thể chủ quan trước những thay đổi chính sách có thể nói là “không biết đâu mà lần” của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Giới phân tích cho rằng, Tokyo vẫn cần chuẩn bị cho trường hợp chính quyền ông Donald Trump áp thuế quan đáp trả, thậm chí phải chấp nhận đàm phán thêm nhượng bộ hoặc xem xét các đối tác kinh tế thay thế để giảm hậu quả tiềm tàng. 

Theo chia sẻ của nhà phân tích trưởng Tim Waterer thuộc công ty Kohle Capital Markets ở Sydney với Bloomberg: “Nhật Bản vẫn có thể trở thành đối tượng bị ông Donald Trump áp thuế quan mới. Khả năng này sẽ hạn chế sự hào hứng của nhà đầu tư (Nhật Bản), ít nhất là cho đến khi biết được đâu sẽ là 

Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân