Tin tức

Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

20/12/2024    23

Tuy chưa chính thức nhậm chức, nhưng những tín hiệu phát ra từ chính quyền sắp tới của Mỹ đã khiến bầu không khí thương mại giữa nước này và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Khả năng về một cuộc chiến thuế quan mới, dưới thời "Trump 2.0", đang ngày càng hiện hữu.

Những động thái gần đây trên mạng xã hội Truth Social của ông Donald Trump đã làm dấy lên lo ngại sâu sắc. Tuyên bố áp thuế bổ sung 10% đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, cùng với mức thuế 25% dành cho Canada và Mexico, chẳng khác nào lời tuyên chiến với các đối tác thương mại quan trọng. Không chỉ ba quốc gia này "đứng ngồi không yên", mà ngay cả những "ông lớn" như Liên minh châu Âu (EU) cũng phải rục rịch chuẩn bị ứng phó với những biến động khó lường.

Nỗ lực tiếp cận chính quyền mới của giới chức Trung Quốc, kể cả thông qua những kênh "hậu trường" như Jared Kushner, dường như không mấy hiệu quả. Sự khó đoán trong chính sách của ông Trump khiến Bắc Kinh hoang mang, không rõ mục tiêu thực sự của Washington là gì: muốn tăng cường nhập khẩu hay quyết tâm đoạn tuyệt quan hệ kinh tế? Cuộc điện đàm ngắn ngủi giữa lãnh đạo hai nước gần đây, với nội dung không được tiết lộ, càng làm gia tăng sự bất định.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến thuế quan đang được Washington ráo riết chuẩn bị.

Ứng viên Bộ trưởng Tài chính Scott Bessen đã khẳng định thuế quan không chỉ là nguồn thu ngân sách mà còn là công cụ đắc lực để bảo vệ các ngành công nghiệp then chốt và thực thi chính sách đối ngoại. Điều này cho thấy Washington sẵn sàng sử dụng thuế quan để gây áp lực lên các quốc gia khác, từ việc ép buộc đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng đến yêu cầu mở cửa thị trường hoặc ngăn chặn nhập cư trái phép.

Việc bổ nhiệm ông Peter Navarro, một nhân vật nổi tiếng với quan điểm cứng rắn về thương mại với Trung Quốc, vào vị trí cố vấn cấp cao về thương mại và sản xuất công nghiệp, cho thấy một đường lối cứng rắn và quyết liệt. Ông Navarro từng cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ, bán phá giá hàng hóa và ép buộc chuyển giao công nghệ. Những luận điểm này, vốn được ông Trump ủng hộ và lan truyền rộng rãi, dự báo một cuộc đối đầu gay gắt trong lĩnh vực thương mại.

Lời đe dọa áp thuế 100% lên hàng hóa từ các nước BRICS nếu họ theo đuổi chính sách phi USD hóa cũng được xem là một mũi tên trúng nhiều đích. Lời đe dọa này không chỉ nhắm vào toàn khối BRICS mà còn đặc biệt hướng đến Trung Quốc, thành viên có ảnh hưởng lớn nhất. Động thái này cũng là lời cảnh báo về nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, một thách thức trực tiếp đến vị thế của đồng USD.

Trước tình hình đó, Trung Quốc không hề thụ động. Bên cạnh việc khẳng định mong muốn đối thoại và hợp tác, Bắc Kinh cũng không ngần ngại đáp trả bằng những biện pháp cứng rắn. Vụ việc Trung Quốc cấm xuất khẩu kim loại hiếm sang Mỹ để trả đũa các hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn là một ví dụ điển hình. Cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào Nvidia cũng là một động thái cho thấy sự sẵn sàng đối đầu của Bắc Kinh.

Những hành động "ăn miếng trả miếng" liên tiếp diễn ra đang báo hiệu một cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung khó tránh khỏi. Dù đây có thể là một chiêu bài để gây sức ép trên bàn đàm phán, những diễn biến hiện tại vẫn khiến cả thế giới lo ngại về những hệ lụy khôn lường mà nó có thể gây ra cho nền kinh tế toàn cầu.

Nguồn: Tạp chí Hải quan

Tuy chưa chính thc nhm chc, nhưng nhng tín hiu phát ra t chính quyn sp ti ca Mỹ đã khiến bu không khí thương mi gia nước này và Trung Quc tr nên căng thng hơn bao gi hết. Kh năng v mt cuc chiến thuế quan mi, dưới thi "Trump 2.0", đang ngày càng hin hu.

Những động thái gần đây trên mạng xã hội Truth Social của ông Donald Trump đã làm dấy lên lo ngại sâu sắc. Tuyên bố áp thuế bổ sung 10% đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, cùng với mức thuế 25% dành cho Canada và Mexico, chẳng khác nào lời tuyên chiến với các đối tác thương mại quan trọng. Không chỉ ba quốc gia này "đứng ngồi không yên", mà ngay cả những "ông lớn" như Liên minh châu Âu (EU) cũng phải rục rịch chuẩn bị ứng phó với những biến động khó lường.

Nỗ lực tiếp cận chính quyền mới của giới chức Trung Quốc, kể cả thông qua những kênh "hậu trường" như Jared Kushner, dường như không mấy hiệu quả. Sự khó đoán trong chính sách của ông Trump khiến Bắc Kinh hoang mang, không rõ mục tiêu thực sự của Washington là gì: muốn tăng cường nhập khẩu hay quyết tâm đoạn tuyệt quan hệ kinh tế? Cuộc điện đàm ngắn ngủi giữa lãnh đạo hai nước gần đây, với nội dung không được tiết lộ, càng làm gia tăng sự bất định.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến thuế quan đang được Washington ráo riết chuẩn bị.

Ứng viên Bộ trưởng Tài chính Scott Bessen đã khẳng định thuế quan không chỉ là nguồn thu ngân sách mà còn là công cụ đắc lực để bảo vệ các ngành công nghiệp then chốt và thực thi chính sách đối ngoại. Điều này cho thấy Washington sẵn sàng sử dụng thuế quan để gây áp lực lên các quốc gia khác, từ việc ép buộc đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng đến yêu cầu mở cửa thị trường hoặc ngăn chặn nhập cư trái phép.

Việc bổ nhiệm ông Peter Navarro, một nhân vật nổi tiếng với quan điểm cứng rắn về thương mại với Trung Quốc, vào vị trí cố vấn cấp cao về thương mại và sản xuất công nghiệp, cho thấy một đường lối cứng rắn và quyết liệt. Ông Navarro từng cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ, bán phá giá hàng hóa và ép buộc chuyển giao công nghệ. Những luận điểm này, vốn được ông Trump ủng hộ và lan truyền rộng rãi, dự báo một cuộc đối đầu gay gắt trong lĩnh vực thương mại.

Lời đe dọa áp thuế 100% lên hàng hóa từ các nước BRICS nếu họ theo đuổi chính sách phi USD hóa cũng được xem là một mũi tên trúng nhiều đích. Lời đe dọa này không chỉ nhắm vào toàn khối BRICS mà còn đặc biệt hướng đến Trung Quốc, thành viên có ảnh hưởng lớn nhất. Động thái này cũng là lời cảnh báo về nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, một thách thức trực tiếp đến vị thế của đồng USD.

Trước tình hình đó, Trung Quốc không hề thụ động. Bên cạnh việc khẳng định mong muốn đối thoại và hợp tác, Bắc Kinh cũng không ngần ngại đáp trả bằng những biện pháp cứng rắn. Vụ việc Trung Quốc cấm xuất khẩu kim loại hiếm sang Mỹ để trả đũa các hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn là một ví dụ điển hình. Cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào Nvidia cũng là một động thái cho thấy sự sẵn sàng đối đầu của Bắc Kinh.

Những hành động "ăn miếng trả miếng" liên tiếp diễn ra đang báo hiệu một cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung khó tránh khỏi. Dù đây có thể là một chiêu bài để gây sức ép trên bàn đàm phán, những diễn biến hiện tại vẫn khiến cả thế giới lo ngại về những hệ lụy khôn lường mà nó có thể gây ra cho nền kinh tế toàn cầu.

Nguồn: Tạp chí Hải quan