Cục Phòng vệ thương mại thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
24/04/2024 165Ngày 22 tháng 7 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1933/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (mã vụ việc: AD09).
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Nội dung rà soát cuối kỳ được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 63 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 10/2018/NĐ-CP).
Cục Phòng vệ thương mại thông báo chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ của vụ việc. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo này của Cơ quan điều tra, nhà sản xuất trong nước có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 24 tháng 5 năm 2024.
Hồ sơ phải được nộp trực tiếp tại Cục Phòng vệ thương mại trong thời hạn nêu trên theo địa chỉ như sau:
Cục Phòng vệ thương mại – Tầng 8, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (024) 7303.7898, máy lẻ 112
Nguồn: Cục Phòng vệ thương mại
- Khảo sát nhanh (2'): Yêu cầu thẩm định chuỗi cung ứng của một số thị trường EU đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- Mỹ sắp “kích hoạt” lại thuế quan: Ai sẽ kịp xoay chuyển?
- Mỹ thu hẹp trọng tâm thương mại để đảm bảo các thỏa thuận trước thời hạn áp thuế
- Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA