Loạt doanh nghiệp liên quan đến Nga, Trung Quốc bị Mỹ hạn chế thương mại, lý do là gì?
12/04/2024 168Ngày 10/4, Mỹ đã áp đặt biện pháp hạn chế thương mại với 5 công ty bị cho là đang giúp sản xuất và thu mua máy bay không người lái (UAV) để Nga sử dụng ở Ukraine và lực lượng Houthi sử dụng trong các cuộc tấn công trên Biển Đỏ.
Các công ty của Nga và Trung Quốc nằm trong số 11 công ty được bổ sung vào “Danh sách thực thể” của Bộ Thương mại Mỹ. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp cần có giấy phép trước khi vận chuyển hàng hóa và công nghệ cho những công ty nằm trong danh sách này.
Bộ Thương mại Mỹ đã đưa vào danh sách theo dõi một thực thể Trung Quốc là Jiangxi Xintuo Enterprise Co đã hỗ trợ quân đội Nga thông qua việc mua sắm, phát triển và phổ biến UAV của Nga.
Trong khi đó, Công ty Shenzhen Jiasibo Technology Co của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được cho là một phần của mạng lưới mua sắm linh kiện hàng không vũ trụ, bao gồm các ứng dụng máy bay không người lái, cho một công ty máy bay ở Iran.
Ba thực thể của Nga - gồm Aerosila Corporation SPE, Delta-Aero LLC và Corporation ODK-Star - bị cho là nằm trong mạng lưới này.
Thông báo của Cục Đăng ký Liên bang Mỹ cho biết: “Những thành phần này được sử dụng để phát triển và sản xuất UAV dòng Shahed đã được Iran sử dụng để tấn công các tàu chở dầu ở Trung Đông và được Nga sử dụng ở Ukraine”.
Hai thực thể của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) gồm Khalaj Trading LLC và Mahdi Khalaj Amirhosseini, nằm trong danh sách theo dõi do vi phạm lệnh trừng phạt Iran bằng cách xuất khẩu hoặc cố gắng xuất khẩu các mặt hàng từ Mỹ sang Iran thông qua UAE.
Ngoài ra, 4 thực thể Trung Quốc khác đã bị cáo buộc mua các sản phẩm của Mỹ để hỗ trợ các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Đó là LINKZOL (Bắc Kinh) Technology Co, Xi’an Like Innovative Information Technology Co, Beijing Anwise Technology Co và SITONHOLY (Thiên Tân) Co.
Nguồn: Báo Quốc tế
- EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong nền kinh tế xanh
- Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ
- Phát triển KCN xanh, bền vững-Bảo đảm lợi nhuận lâu dài, giảm thiểu rủi ro môi trường và xã hội
- Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024