Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đều vượt 1 tỷ USD
02/10/2023 272Hết tháng 9/2023, xuất khẩu thủy sản sang top 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD, trong đó, Mỹ vẫn giữ vị thế số 1 với gần 1,2 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), tín hiệu tích cực trong tháng 9, một số sản phẩm chủ lực đã lấy lại sự cân bằng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 9/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 862 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm 2022. Lũy kế tới hết quý III/2023, đạt trên 6,6 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu tôm và cá ngừ trong tháng 9 đều đạt mức tương đương với tháng 9/2022. Đáng chú ý là sự hồi phục của mặt hàng cá tra với mức tăng trưởng dương 9% so với cùng kỳ, các sản phẩm khác như mực, bạch tuộc, cua – ghẹ, nhuyễn thể có vỏ vẫn thấp hơn cùng kỳ, nhưng mức giảm chỉ từ 6-12%.
Tính tới hết tháng 9/2023, xuất khẩu tôm đạt 2,55 tỷ USD, vẫn thấp hơn 25% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu trong những tháng gần đây có dấu hiệu hồi phục so với những tháng trước.
Hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc bắt đầu gia tăng nhu cầu và xuất khẩu sang 2 cường quốc này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây.
Một số thị trường chính trong khối CPTPP như Nhật Bản, Australia, Canada cũng đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Xuất khẩu cá tra ghi nhận doanh thu gần 1,4 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu cá tra đang có xu hướng hồi phục dần ở các thị trường Trung Quốc, Mexico, Brazil, Hà Lan, Anh và Mỹ…
Vasep cho hay, trong tháng 9/2023, xuất khẩu cá tra sang một số thị trường đã lấy lại cân bằng hoặc đạt mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.
Tương tự như tôm, xuất khẩu cá ngừ cũng có chiều hướng cải thiện, với doanh số tháng 9 bằng mức cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, sụt giảm liên tục giai đoạn đầu năm khiến lũy kế 9 tháng xuất khẩu cá ngừ vẫn giảm 23% đạt 623 triệu USD.
Tới hết tháng 9/2023, xuất khẩu sang top 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD. Trong đó, Mỹ vẫn giữ vị thế số 1 với gần 1,2 tỷ USD, thấp hơn 33% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường Trung Quốc - Hồng Hong mang về cho thủy sản Việt Nam lượng ngoại tệ 1,15 tỷ USD, Nhật Bản nhập thủy sản từ Việt Nam với giá trị gần 1,1 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường đang có dấu hiệu tốt dần lên, đặc biệt trong quý IV/2023 do nhu cầu tiêu dùng ấm lên từ các thị trường chủ lực, do vậy, nếu không có biến động khác, và nguồn nguyên liệu không bị sụt giảm mạnh thì có thể xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ mang về doanh số khoảng 9,2 - 9,3 tỷ USD, Vasep dự báo.
Ước xuất khẩu thủy sản tháng 9/2023 và 9 tháng đầu năm 2023 ( triệu USD) |
||||
SP |
T9/2023 |
Tăng, giảm (%) |
T1-T9/2023 |
Tăng, giảm (%) |
Tôm |
351,238 |
0,7 |
2.554,627 |
-24,8 |
Cá tra |
179,015 |
8,9 |
1.364,351 |
-30,7 |
Cá ngừ |
77,409 |
-0,8 |
622,766 |
-22,9 |
Cá khác |
158,650 |
-4,4 |
1.390,264 |
-8,3 |
Mực, BT |
62,183 |
-8,1 |
478,734 |
-14,0 |
Nhuyễn thể có vỏ |
11,227 |
-5,8 |
98,797 |
-10,3 |
Nhuyễn thể khác |
0,284 |
-62,9 |
3,973 |
-19,0 |
Cua ghẹ và giáp xác khác |
21,723 |
-13,0 |
135,438 |
-18,7 |
Tổng |
861,729 |
-0,1 |
6.648,951 |
-22,0 |
Nguồn: Báo Đầu tư
- EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong nền kinh tế xanh
- Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ
- Phát triển KCN xanh, bền vững-Bảo đảm lợi nhuận lâu dài, giảm thiểu rủi ro môi trường và xã hội
- Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024