Trung Quốc vi phạm quy định WTO trong hạn chế xuất khẩu đất hiếm
15/07/2011 474Ngày 05/07/2011 vừa qua, Ban Hội thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết liên quan đến các biện pháp hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc. Ban Hội thẩm được thành lập sau khiếu kiện năm 2009 của EU, Hoa Kỳ và Mexico về các thuế xuất khẩu và các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc đối với các loại đất hiếm gồm phốt pho, bô-xít, than cốc, flourit, magiê, mangan, silic, silic cacbua và kẽm (sau đây gọi chung là “đất hiếm”). Những loại đất hiếm này chủ yếu được sử dụng trong các ngành sản xuất thép, hóa chất và nhôm, và cũng được sử dụng rộng rãi trong các vật dụng hàng ngày (ví dụ, lon đồ uống, đĩa cứng, các thiết bị điện tử, ô tô, đồ gốm, tủ lạnh, pin và thuốc).
Phán quyết này của Ban Hội thẩm đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các quốc gia hai bên bờ biển Alantic do những tác động lớn từ việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc. Tuy nhiên, quan trọng hơn, phán quyết có thể khiến Trung Quốc phải sửa đổi chính sách xuất khẩu hiện nay liên quan tới “đất hiếm”, vốn rất quan trọng với các ngành công nghệ cao toàn cầu. Những nguyên liệu đất hiếm đó bao gồm xeri, đyprosi, ebiri, europi và lantan. Ước tính sản lượng của Trung Quốc chiếm hơn 95% tổng nguyên liệu đất hiếm toàn cầu. Do vậy, phán quyết này tạo tiền lệ quan trọng, bởi Trung Quốc sẽ gần như phải đối mặt với một vụ kiện tương tự với chính các biện pháp hạn chế xuất khẩu này.
Trong báo cáo của Ban Hội thẩm về vụ việc, đơn kiện đề cập tới 4 hình thức hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc bao gồm:
- Thuế xuất khẩu tạm thời;
- Hạn ngạch xuất khẩu;
- Giấy phép nhập khẩu; và
- Yêu cầu về giá sàn xuất khẩu.
Các cáo buộc nêu trong đơn kiện liên quan tới việc phân bổ và quản lý hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc và các biện pháp không công khai. Các bên nguyên đơn cáo buộc các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc là không phù hợp với nghĩa vụ của nước này Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) và Nghị định thư gia nhập WTO của nước này. Trung Quốc lập luận khẳng định hạn chế xuất khẩu này là rất cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe con người và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng cạn kiệt (theo Điều XX(b) và (g) của GATT 1994).
Báo cáo lần này rất quan trọng bởi đây là lần đầu tiên, Ban Hội thẩm phải viện dẫn tới Điều XI:2(a), quy định việc cho phép áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm tạm thời nhằm giải quyết sự thiết hụt nghiêm trọng của các sản phẩm thiết yếu. Trung Quốc lập luận rằng việc hạn chế xuất khẩu bô xít được áp dụng tạm thời nhằm đối phó với sự thiếu hụt nghiêm trọng của sản phẩm thiết yếu đó trong nước
Ban Hội thẩm kết luận rằng một sản phẩm là “thiết yếu” theo Điều XI:2(a) nếu nó là “quan trọng”, “cần thiết” hay “không thể thay thế” bởi một quốc gia khác. Ban Hội thẩm cho biết để đưa ra được phán quyết này, trường hợp Thành viên đang có tranh chấp về biện pháp hạn chế hay cấm theo Điều XI:2(a) phải được đưa ra xem xét. Thêm vào đó, Ban Hội thẩm định nghĩa thuật ngữ “thiếu hụt trầm trọng” theo Điều XI:2(a) được hiểu là các trường hợp, sự kiện nghiêm trọng có thể đe dọa gây khủng hoảng, và chỉ có thể ngăn chặn thông qua áp dụng các biện pháp tạm thời. Mặc dù thừa nhận rằng bô xít là “thiết yếu” với Trung Quốc, Ban Hội thẩm vẫn kết luận rằng biện pháp hạn chế này là không thể biện hộ bởi Trung Quốc đã không chứng minh được sự áp dụng tạm thời nhằm ngăn chặn sự thiếu hụt nghiêm trọng.
Một trong số những kết luận quan trọng của Ban Hội thẩm đó là thuế xuất khẩu của Trung Quốc không phù hợp với Nghị định thư Gia nhập và cách diễn giải trong nghị định thư không cho phép Trung Quốc dựa vào ngoại lệ chung theo Điều XX, GATT 1994 để biện minh cho biện pháp hạn chế xuất khẩu đó. Vì thế, Trung Quốc bị bắt buộc phải xóa bỏ (với một số ngoại lệ) tất cả các loại thuế xuất khẩu, và không áp dụng hạn ngạch xuất khẩu.
Mặc dù đồng ý với ý kiến của Trung Quốc rằng Điều XX(g), GATT 1994 phải được diễn giải theo hướng công nhận quyền chủ quyền chính đáng của các thành viên WTO với tài nguyên thiên nhiên của họ, Ban Hội thẩm cũng nhấn mạnh rằng chủ quyền với tài nguyên thiên nhiên phải được thực thi hài hòa với các quy định của WTO. Ban Hội thẩm cũng kết luận việc gia nhập các hiệp định quốc tế, ví dụ như các Hiệp định của WTO, là ví dụ điển hình trong thực thi chủ quyền, và, như vậy Trung Quốc đã cam kết tuân thủ các quyền và quy định của WTO.
Trung Quốc phản bác lại rằng các biện pháp hạn chế xuất khẩu góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của nước này. Trung Quốc cho rằng thông qua việc cắt giảm nhu cầu quốc tế về những nguồn tài nguyên đó, đồng thời nước này sẽ cắt giảm sản xuất nội địa và khai thác các nguồn tài nguyên. Ban Hội thẩm bác bỏ quan điểm này. Đặc biệt, Ban Hội thẩm cho rằng một chính sách hạn chế khai khác có thể xác đáng hơn là các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, vì vấn đề ở đây là tốc độ khai thác chứ không phải là việc liệu hàng hóa được tiêu thụ nội địa hay ở nước ngoài. Hơn nữa, Ban Hội thẩm khẳng định là không có mối liên hệ rõ ràng giữa việc áp đặt thuế xuất khẩu và hạn ngạch với mục tiêu bảo tồn tài nguyên.
Tóm lại, Ban Hội thẩm kết luận rằng việc Trung Quốc áp dụng hạn chế xuất khẩu đất hiệm là không phù hợp, và quy định giá sàn xuất khẩu là trái với quy định WTO (mặc dù Ban Hội thẩm cũng biết Trung Quốc đã không còn áp dụng các biện pháp này). Vì thế, Ban Hội thẩm khuyến nghị rằng Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) yêu cầu Trung Quốc thay đổi các biện pháp hiện nay sao cho phù hợp với các Hiệp định WTO và Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Ban Hội thẩm cũng đưa ra một vài kết luận ủng hộ Trung Quốc đặc biệt là liên quan tới một vài biện pháp quản lý và phân bổ hạn ngạch xuất khẩu. Ban Hội thẩm cũng cho rằng cơ chế giấy phép xuất khẩu của Trung Quốc về bản chất là không hề trái với Điều XI:1, GATT 1994 chỉ căn cứ trên quy định cho phép các cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy phép cho hàng hóa là đối tượng của hạn chế xuất khẩu.
Và đương nhiên, Trung Quốc có quyền kháng cáo Báo cáo của Ban Hội thẩm.
Nguồn: Mayer.Brown
- Khảo sát nhanh (2'): Yêu cầu thẩm định chuỗi cung ứng của một số thị trường EU đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
- Mỹ sẽ thông báo mức thuế quan mới từ ngày 4/7
- Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam?