EU họp về an ninh lương thực, quyết không giảm trừng phạt Nga
24/03/2023 12Ngày 23-3, lãnh đạo Liên minh châu Âu đã tổ chức họp bàn về an ninh lương thực toàn cầu và lệnh trừng phạt đối với Nga tại Brussels, Bỉ.
Cuộc họp có sự tham gia của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. Ông Guterres nhấn mạnh việc xuất khẩu ngũ cốc an toàn từ Ukraine là rất quan trọng trong mục tiêu vượt qua khủng hoảng lương thực toàn cầu, đảm bảo an ninh lương thực.
Tại cuộc họp, tất cả các lãnh đạo EU đều đồng lòng khẳng định sẽ không giảm nhẹ bất cứ lệnh trừng phạt nào với Nga.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết EU muốn "đảm bảo chiến sự của Nga tại Ukraine sẽ không dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới".
Ông Scholz nói: "Chúng ta cần đảm bảo rằng hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, như từ Ukraine, có thể tiếp tục".
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho biết sẽ phản đối bất kỳ sự nới lỏng trừng phạt nào với Nga trong thỏa thuận ngũ cốc mới được gia hạn và kêu gọi thắt chặt giá trần với xuất khẩu dầu mỏ của Nga.
Theo Reuters, các nhà ngoại giao dự họp tỏ ra nghi ngờ về bất kỳ bước đột phá nào sắp xảy ra.
Dự họp trực tuyến qua video, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết bất kỳ sự suy yếu nào của các lệnh trừng phạt với Nga đều là nước đi sai.
Ông cũng đề nghị EU đẩy nhanh việc chuyển giao xe tăng, đạn dược và máy bay cho Kiev, theo một quan chức EU.
Nga nhiều lần lên án và yêu cầu quốc tế bỏ các lệnh trừng phạt chống lại nước này liên quan đến chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.
Mỹ phản đối yêu cầu của Nga về việc nới lỏng các lệnh trừng phạt của phương Tây trước khi Nga tiếp tục gia hạn thỏa thuận ngũ cốc từ các cảng ở Biển Đen của Ukraine từ sau giữa tháng 5 tới.
Mỹ cho biết không có hạn chế nào với các sản phẩm nông nghiệp hoặc phân bón của Nga.
Nguồn: Báo Tin Tức
- Nông sản Việt với thách thức vượt rào cản phi thuế quan
- Nhờ CPTPP, Canada trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 5 của Việt Nam
- Cảnh báo nguy cơ bị điều tra PVTM đối với một số sản phẩm mặt đá thạch anh NK
- Để doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo
- Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng phục hồi vào nửa cuối năm, động lực chủ yếu từ thị trường Mỹ