Xuất khẩu cả sắn củ
28/03/2011 32Từ xưa đến nay, kể cả người dân cũng như các doanh nghiệp, không ai dám “tiên đoán” đến một lúc nào đó sắn củ tươi cũng được xuất khẩu.
Thế mà chuyện kỳ lạ ấy đã xảy ra, lần đầu tiên sắn củ tươi được xuất khẩu trong niên vụ 2010-2011.
Với tổng giá trị xuất khẩu sắn 2010 đạt gần 560 triệu USD, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu sắn thuộc tốp đầu trong khu vực. Sắn lát khô và tinh bột sắn là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực, trong đó sắn lát khô tỷ trọng xấp xỉ 60%. Từ xưa đến nay, kể cả người dân cũng như các doanh nghiệp, không ai dám “tiên đoán” đến một lúc nào đó sắn củ tươi cũng được xuất khẩu. Thế mà chuyện kỳ lạ ấy đã xảy ra, lần đầu tiên sắn củ tươi được xuất khẩu trong niên vụ 2010-2011.
Từ đầu mùa thu hoạch đến nay, sắn củ tươi liên tục được xuất khẩu với khối lượng khá lớn. Tính riêng tại cửa khẩu Lào Cai, bình quân mỗi ngày có gần 400 tấn sắn củ xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo dự ước của ngành chuyên trách, xuất khẩu sắn củ 2011 có khả năng lên đến hơn 4 triệu tấn. Tổng sản lượng sắn củ tươi 2011 của cả nước đạt hơn 9 triệu tấn. Như vậy nếu dự ước của ngành chuyên trách trở thành hiện thực, xuất khẩu sắn củ 2011 chiếm tỷ trọng gần 50%.
Liên tục những năm vừa qua Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam. Hiện thời có đến gần 95% sản lượng sắn Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Sắn các loại (tinh bột, sắn lát, sắn củ) được khách hàng Trung Quốc mua với giá khá cao, riêng sắn lát khô giá tăng gần 50% so cùng kỳ năm ngoái. Hiện thời tinh bột sắn xuất khẩu sang Trung Quốc đã vượt ngưỡng 550 USD/tấn, đây là lần đầu tiên tinh bột sắn xuất khẩu đạt mức kỷ lục và cao hơn cả giá gạo xuất khẩu. Vì sao Trung Quốc “mua lấy được” các loại sắn của Việt Nam. Vấn đề đó được lý giải theo quy luật cung – cầu, nhu cầu sử dụng sắn của Trung Quốc tăng cao trong khi nguồn cung nội địa không đáp ứng vì thế họ phải đẩy mạnh nhập khẩu.
Sắn là nguyên liệu dùng để sản xuất ethanol, chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, sản xuất tinh bột... Theo tính toán của ngành chuyên trách, nhu cầu sử dụng sắn củ nguyên liệu 2011 của Việt Nam lên đến hơn 8 triệu tấn (trong khi tổng sản lượng dự ước đạt gần 9 triệu tấn). Khách hàng Trung Quốc nhập khẩu sắn ồ ạt, với giá mua cao vượt trội. Doanh nghiệp chế biến sắn trong nước rơi vào tình trạng “thua đậm trên sân nhà”.
Vậy là sắn nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước không đủ, thậm chí là khan hiếm dễ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh lẫn nhau. Ngay từ đầu vụ thu hoạch đã có thể khẳng định: tổng sản lượng sắn không giảm, phần lớn bị đối tác Trung Quốc thu gom, các doanh nghiệp chế biến sắn trong nước thiếu nguyên liệu nghiêm trọng. Muốn có nguyên liệu thì phải cạnh tranh, trong khi giá mua sắn của Trung Quốc cao vượt trội, đây là “cuộc chiến” không cân sức và phần thua dám chắc dễ thuộc về doanh nghiệp nội địa.
Nguồn: Báo Đại đoàn kết
- Giải mã chiến lược của Mỹ trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời'
- Kịch bản khiến cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump đột ngột ngừng lại vào tháng 6
- Ống thép Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc