Lấy ý kiến Doanh nghiệp về Dự thảo hạn chế một số chất độc hại trong thiết bị điện và điện tử của Anh
06/10/2021 288Thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa theo Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của WTO, ngày 24/9/2021, Vương quốc Anh đã gửi thông báo số G/TBT/N/GBR/43 cho các nước thành viên WTO về Dự thảo sửa đổi Quy định về Hạn chế một số chất độc hại trong thiết bị điện và điện tử năm 2012 (Quy định RoHS).
Dự thảo nói trên sửa đổi nội dung tại các Biểu A1 và Biểu A2 của Quy định RoHS năm 2012. Nội dung sửa đổi bao gồm: sửa đổi danh sách các chất bị hạn chế tại Biểu A1 của Quy định RoHS để gia hạn đối với bốn loại chất bị hạn chế là Bis(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP), Butyl Benzyl phthalate (BBP), Dibutyl phthalate (DBP) và Disobutyl phthalate (DIBP) trong thiết bị y tế, dụng cụ giám sát và điều khiển; gia hạn miễn trừ thêm 05 năm đối với thủy ngân sử dụng trong đầu nối xoay điện dùng cho thiết bị chuẩn đoán hình ảnh siêu âm tại dòng 93, Bảng 1, biểu A2 Quy định RoSH đến 30/6/2026; bổ sung một số hợp chất chì và một dạng crom (bari) hóa trị sáu dùng trong cung cấp kíp nổ điện và điện tử chất nổ dân dụng vào Bảng 1, Biểu A2, Quy định RoSH để tiếp tục miễn trừ khỏi danh sách các chất hạn chế tại Biểu A1 Quy định RoSH đến ngày 20/4/2026 đối với các chất nói trên.
Dự kiến Dự thảo này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm liên quan sang Vương quốc Anh. Để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của doanh nghiệp, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rất mong Quý doanh nghiệp đóng góp ý kiến đối với Dự thảo.
Các góp ý của doanh nghiệp xin gửi về Trung tâm WTO và Hội nhập trước ngày 15/11/2021 qua email hoặc qua đường bưu điện tới:
Trung tâm WTO và Hội nhập
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024-35771458
Email: banthuky@trungtamwto.vn
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Doanh nghiệp.
Dự thảo (Tiếng anh) được đính kèm dưới đây:
- Tận dụng FTA giúp doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng
- Trung Quốc âm thầm miễn thuế quan trả đũa với một số hàng hóa Mỹ
- Cấp thiết ‘siết’ xuất xứ để bảo vệ hàng Việt, giảm rủi ro thuế quan
- Ứng phó biến động thương mại toàn cầu: Kích cầu tiêu dùng nội địa, đa dạng thị trường xuất khẩu
- Cuộc chiến thương mại: Mỹ bắt đầu dịu giọng, Trung – Nhật – Hàn chờ thời