Tin tức

Cuộc chiến của các địch thủ về năng lượng

26/01/2011    44

Tuy nhiên, mức nhập khẩu 10% của Trung Quốc vẫn tương đương với mức nhập khẩu của Anh - nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Phần lớn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc dưới dạng dầu thô. Mặc dù là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 5 thế giới sau Iran, Trung Quốc chỉ theo sát Mỹ với tư cách là nhà nhập khẩu dầu thô tịnh. 

Trung Quốc tiêu dùng nhiều năng lượng như vậy không phải bởi vì họ là quốc gia đông dân nhất thế giới mà bởi vì đây là phân xưởng của thế giới. Trung Quốc chiếm 1/3 nhu cầu năng lượng công nghiệp toàn cầu, tăng 13% so với năm 1990. Trái lại, Mỹ có mức tiêu dùng năng lượng công nghiệp toàn cầu giảm từ 16% năm 1990 xuống còn 13%. 
Trong khi một nửa lượng dầu thô được nhập khẩu từ Trung Đông, các công ty Trung Quốc đã và đang mở rộng sang các quốc gia mà các công ty dầu khí phương Tây đang có xu hướng né tránh như Sudan và Burma. Chính phủ Trung Quốc biết rõ thực tế rằng gần 3/4 lượng dầu được nhập khẩu của họ phải quá cảnh qua eo biển Malacca và họ cũng không có tàu sân bay như hạm đội 11 của Mỹ. Do đó, để bảo đảm cho việc tiếp cận này, Trung Quốc sẽ xây dựng các ống dầu qua Burma tới đại dương Ấn Độ, Trung Á và Siberia. 
Hiện tại, mẫu hình quốc gia lệ thuộc vào dầu khí nước ngoài của Trung Quốc đang bổ sung cho mẫu hình của Mỹ. Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực Trung Đông và châu Phi trong khi Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào các láng giềng Mỹ La Tinh và khu vực phía Bắc của họ. Điều này làm xấu hơn những triển vọng ngắn hạn cho cạnh tranh trực tiếp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về nguồn dầu thô. Mỹ, xét cho cùng, không quen đối phó với một đối thủ cạnh tranh về quân sự và kinh tế. Những đối tác kinh tế truyền thống của họ, Nhật Bản và Đức, đã là những kẻ thù bại trận chuyển thành đồng minh và phụ thuộc nhiều vào quân đội Mỹ để bảo đảm vận tải đường biển toàn cầu. Tuy nhiên, ngoại trừ bất kỳ đột phá nào trong công nghệ môi trường, hai đối thủ cạnh tranh này có thể sẽ đương đầu với một sự xung đột. 
Trung Quốc đã là quốc gia tiêu dùng năng lượng lớn nhất thế giới và chiếm một nửa tăng trưởng của thế giới về nhu cầu dầu mặc dù tính theo đầu người tiêu dùng năng lượng tại đây vẫn thấp hơn hơn 1/3 so với Mỹ. Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), tiêu dùng năng lượng tính theo đầu người tại Trung Quốc có thể sẽ vượt mức trung bình toàn cầu tới năm 2035.
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam

Sau 3 thập kỷ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Quốc gia này chỉ nhập khẩu 10% nhu cầu năng lượng hàng năm do có nguồn dự trữ than nội địa lớn, cung cấp tới 70% năng lượng của họ. 

Tuy nhiên, mức nhập khẩu 10% của Trung Quốc vẫn tương đương với mức nhập khẩu của Anh - nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới.

Phần lớn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc dưới dạng dầu thô.

Mặc dù là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 5 thế giới sau Iran, Trung Quốc chỉ theo sát Mỹ với tư cách là nhà nhập khẩu dầu thô tịnh. 

Trung Quốc tiêu dùng nhiều năng lượng như vậy không phải bởi vì họ là quốc gia đông dân nhất thế giới mà bởi vì đây là phân xưởng của thế giới.

Trung Quốc chiếm 1/3 nhu cầu năng lượng công nghiệp toàn cầu, tăng 13% so với năm 1990.

Trái lại, Mỹ có mức tiêu dùng năng lượng công nghiệp toàn cầu giảm từ 16% năm 1990 xuống còn 13%. 

Trong khi một nửa lượng dầu thô được nhập khẩu từ Trung Đông, các công ty Trung Quốc đã và đang mở rộng sang các quốc gia mà các công ty dầu khí phương Tây đang có xu hướng né tránh như Sudan và Burma.

Chính phủ Trung Quốc biết rõ thực tế rằng gần 3/4 lượng dầu được nhập khẩu của họ phải quá cảnh qua eo biển Malacca và họ cũng không có tàu sân bay như hạm đội 11 của Mỹ.

Do đó, để bảo đảm cho việc tiếp cận này, Trung Quốc sẽ xây dựng các ống dầu qua Burma tới đại dương Ấn Độ, Trung Á và Siberia. 

Hiện tại, mẫu hình quốc gia lệ thuộc vào dầu khí nước ngoài của Trung Quốc đang bổ sung cho mẫu hình của Mỹ.

Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực Trung Đông và châu Phi trong khi Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào các láng giềng Mỹ La Tinh và khu vực phía Bắc của họ.

Điều này làm xấu hơn những triển vọng ngắn hạn cho cạnh tranh trực tiếp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về nguồn dầu thô. Mỹ, xét cho cùng, không quen đối phó với một đối thủ cạnh tranh về quân sự và kinh tế.

Những đối tác kinh tế truyền thống của họ, Nhật Bản và Đức, đã là những kẻ thù bại trận chuyển thành đồng minh và phụ thuộc nhiều vào quân đội Mỹ để bảo đảm vận tải đường biển toàn cầu.

Tuy nhiên, ngoại trừ bất kỳ đột phá nào trong công nghệ môi trường, hai đối thủ cạnh tranh này có thể sẽ đương đầu với một sự xung đột. 

Trung Quốc đã là quốc gia tiêu dùng năng lượng lớn nhất thế giới và chiếm một nửa tăng trưởng của thế giới về nhu cầu dầu mặc dù tính theo đầu người tiêu dùng năng lượng tại đây vẫn thấp hơn hơn 1/3 so với Mỹ.

Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), tiêu dùng năng lượng tính theo đầu người tại Trung Quốc có thể sẽ vượt mức trung bình toàn cầu tới năm 2035.

 

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam