Chuyên gia: RCEP thúc đẩy EU thực hiện các thỏa thuận thương mại song phương với châu Á
25/11/2020 95Thỏa thuận ngày 15/11 về hình thành Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa 10 thành viên ASEAN và Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand sẽ có tác động kinh tế với Liên minh châu Âu (EU), khi ngày càng nhiều hoạt động kinh tế sôi động diễn ra ở phía Đông, theo chuyên gia.
Nhìn từ quan điểm của các công ty châu Âu, RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 3 cường quốc sản xuất là: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - và một khu vực rộng lớn ở châu Á. Theo RCEP, Trung Quốc cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 86% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, bao gồm cả phụ tùng ô tô. Ba quốc gia đã cùng nhau tạo ra 5,3 nghìn tỷ USD giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất trong năm 2019, nhiều hơn 1 nghìn tỷ USD so với Mỹ và EU cộng lại.
Ngoài dân số Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là 1,6 tỷ, RCEP cho phép tiếp cận thêm 675 triệu người ở ASEAN, Australia và New Zealand, với dân số nhiều hơn cả EU. Tại khu vực này, Châu Á - Thái Bình Dương, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được Ngân hàng Thế giới dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ gấp 2-3 lần ở Châu Âu và Hoa Kỳ trong vòng 10 năm tới.
Tác động kinh tế
Các tác động kinh tế trực tiếp của RCEP đối với nền kinh tế châu Âu có thể chưa lớn nhưng chắc chắn không phải là không đáng kể và sẽ đến từ từ, theo chuyên gia Uri Dadush, nhà nghiên cứu Trung tâm Chính sách New South tại Morroco.
Nông nghiệp sẽ ảnh hưởng nhẹ bởi thỏa thuận với việc cắt giảm thuế quan trong lĩnh vực sản xuất. Hải quan và các loại điều khoản cải cách quy định nâng cao thương mại khác sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập của khu vực.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, EU cần lưu ý việc dịch chuyển xuất khẩu của mình sang các thành viên RCEP do ưu đãi dành cho các bên ký kết khác, được gọi là chuyển hướng thương mại.
Những tác động khác của RCEP đối với nền kinh tế châu Âu có ba dạng. Thứ nhất, người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào trung gian từ RCEP có khả năng được hưởng lợi từ giá thấp hơn, phản ánh sự thúc đẩy hiệu quả trong các chuỗi giá trị trong khu vực.
Thứ hai, các nhà xuất khẩu sang RCEP sẽ được hưởng lợi nhuận biên từ thu nhập cao hơn của khu vực và - rất có thể - tăng trưởng bền vững nhanh hơn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cạnh tranh với RCEP, dù ở châu Âu hay thị trường thứ ba, sẽ gặp sự cạnh tranh nhất định, nên họ sẽ muốn thu được lợi ích từ chuỗi giá trị tích hợp của khu vực.
Thúc đẩy thỏa thuận song phương
Ở cấp độ kỹ thuật của các cuộc đàm phán thương mại, thỏa thuận RCEP và sự xuất hiện của Chính quyền mới của Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy EU xác định một chiến lược thương mại châu Á mới, theo chuyên gia.
Một chiến lược như vậy có thể bao gồm việc tham gia CPTPP và đẩy nhanh các hiệp định song phương ở những nơi khác ở Châu Á.
Nếu EU đẩy nhanh các thỏa thuận song phương, sẽ dẫn đến khôi phục các cuộc đàm phán đang bị đình trệ với Malaysia và Thái Lan, đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Indonesia và Philippines, đồng thời giải quyết các vấn đề nông nghiệp với Australia và New Zealand.
Nguồn: ASEAN Vietnam
- Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố tám hành vi gian lận phi thuế quan
- Bắc Kinh cảnh báo các nước không được ký thỏa thuận thương mại với Mỹ gây tổn hại cho Trung Quốc
- Giải pháp giúp doanh nghiệp ứng phó thuế đối ứng từ Hoa Kỳ: 'Trong nguy luôn có cơ'
- Làm sao để tận dụng hết dư địa từ các FTA?
- ‘Chìa khóa’ giúp doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường mới khi chuyển hướng