Các nhà bán lẻ ASEAN có thể “sống sót” sau cơn bão Covid-19?
30/03/2020 94Một trong những mối quan tâm chính của việc thực thi phong tỏa trên toàn quốc ở một quốc gia là hậu quả kinh tế của các biện pháp nghiêm ngặt và nỗi lo sợ sẽ có tác động lâu dài đến phúc lợi xã hội và hiệu quả kinh tế ở quốc gia đó.
Với việc Trung Quốc là tâm điểm khởi đầu của sự bùng phát Covid-19, các chính phủ trong ASEAN hiện đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh; đe dọa kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế tại các thị trường lớn. Các thị trường chứng khoán ASEAN, vốn đang chịu sự rút vốn từ nước ngoài, hiện đang đứng trước nguy cơ sụt giảm ở một số quốc gia thành viên khi việc bán tháo cổ phiếu do Covid-19 vẫn đang tiếp diễn.
Tại Malaysia, các nhà bán lẻ đang trải qua sự sụt giảm doanh số mạnh mẽ tại các cửa hàng nằm tại các khu du lịch, sau những lo ngại về sự bùng phát Covid-19 trong nước. Người phát ngôn của Bonia Corp Bhd, một nhà bán lẻ thời trang cao cấp quốc tế có trụ sở tại Malaysia cho biết doanh số bán hàng của họ đã giảm đáng kể, một số địa điểm giảm tới 77%. Yếu tố chính là Covid-19, khiến số lượng khách du lịch giảm, trong khi người tiêu dùng trong nước đang tránh xa các trung tâm đông đúc. Các nhà bán lẻ ở Malaysia đã kêu gọi tất cả các trung tâm mua sắm và các chủ sở hữu các gian hàng giảm giá cho người thuê trong sáu tháng, từ 30 đến 50% kể từ tháng 3 trở đi do sự bùng phát Covid-19.
Singapore cũng chứng kiến trận đòn tồi tệ nhất đối với lĩnh vực bán lẻ kể từ năm 2013. Hơn 300 nhà bán lẻ ở quốc đảo này đã cùng nhau yêu cầu các chủ nhà cho thuê hỗ trợ trong bối cảnh doanh số giảm mạnh. Nhiều chủ nhà ở trung tâm mua sắm tại Singapore là những người khổng lồ bất động sản như ủy thác đầu tư bất động sản và họ sẽ nói chuyện với các nhà bán lẻ cá nhân. Chỉ bằng cách kết hợp với nhau, tất cả các nhà bán lẻ vừa và nhỏ mới có cơ hội nhận được một thỏa thuận công bằng nào đó. Phân tích của Tập đoàn Bain Macro Trends Group (BMTG) về sự bùng phát Covid-19 toàn cầu cho thấy các doanh nghiệp nên tiến hành các thủ tục dự phòng cấp một bao gồm giảm thiểu các mối đe dọa ngay lập tức cho nhân viên, như hạn chế việc đi lại không cần thiết để tránh mắc kẹt do kiểm dịch; xem xét và thậm chí trì hoãn các khoản đầu tư phi chiến lược; và lập kế hoạch cho một môi trường kinh doanh mà tương đương với suy thoái kinh tế trong một quý.
Khu vực tư nhân có các nguồn lực và khả năng hành động nhanh hơn nhiều so với các chính phủ để đảm bảo an toàn cho nhân viên cũng như bảo vệ lợi ích kinh doanh. Đặc biệt, nhiều nhà tuyển dụng lớn đã chuyển sang các chính sách làm việc tại nhà một phần hoặc toàn bộ. Khi cuộc khủng hoảng Covid-19 gia tăng vào tháng 2, 80% người tiêu dùng Trung Quốc bày tỏ sự ưa thích mua sắm tạp hóa trực tuyến, mặc dù chỉ có khoảng một nửa có thể mua hàng do thiếu nguồn cung. Các chuỗi cung ứng đặt ra một thách thức lớn cho hầu hết các công ty. Hoạt động của trung tâm sản xuất và phân phối bị chậm lại đáng kể (hoặc ngừng hoạt động) tại Trung Quốc do các ngày nghỉ kéo dài và công nhân bị cách ly. Hạn chế về mạng lưới vận chuyển sẽ tạo ra các nút thắt hậu cần, làm trầm trọng thêm các trở ngại trong chuỗi cung ứng trong và ngoài nước. Những hạn chế này đã khiến một số nhà cung cấp không thể đáp ứng nhu cầu tăng đối với các mặt hàng chủ lực.
Các công ty thực hiện các biện pháp chuẩn bị ở giai đoạn sớm nhất. Nguồn cung có khả năng trở thành vấn đề lớn nhất đối với các nhà bán lẻ. Do đó, tất cả các nhóm mua nên chuyển sự tập trung của họ khỏi các cuộc đàm phán mua truyền thống và hướng tới đảm bảo tính liên tục của nguồn cung. Đối với các danh mục quan trọng nhất, điều này có nghĩa là tính đến các thỏa hiệp thường không được chấp nhận, chẳng hạn như các điều khoản thanh toán lỏng lẻo hơn. Các nhóm lãnh đạo doanh nghiệp cũng nên tập trung nhiều hơn vào dòng tiền trong những tuần tới - việc tập trung vào tiền mặt tăng lên có thể đi đôi với các biện pháp củng cố bảng cân đối kế toán, bao gồm rút tất cả các hạn mức tín dụng hiện có và ngừng hoặc hoãn tất cả chi tiêu vốn không cần thiết.
Mặc dù dữ liệu toàn diện về hiệu suất bán lẻ ở Đông Nam Á vẫn chưa có sẵn, các xu hướng trên toàn cầu - cụ thể là ở Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ- minh họa tác động mà Covid-19 cuối cùng sẽ có đối với nền kinh tế ASEAN. Các bước toàn diện phải được thực hiện để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các hành động hạn chế sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lao động và gián đoạn đáng kể đến cung và cầu, hoạt động bán lẻ và dòng chảy hậu cần. Xu hướng thị trường cho thấy có sự gia tăng lớn trong mua hàng trực tuyến của hàng tiêu dùng. Nhu cầu của người tiêu dùng đã thúc đẩy nhiều cửa hàng truyền thống triển khai dịch vụ thu gom và giao hàng trực tuyến (O 2 O) cho các đơn đặt hàng trực tuyến - một dấu hiệu cho thấy dịch Covid-19 có thể đẩy nhanh đáng kể việc bán hàng tiêu dùng đang diễn ra sang các kênh trực tuyến.
Nguồn: Báo Công Thương
- Quy định mới của EU về ấn định thuế nhập khẩu đối với gạo lứt nhập khẩu vào EU áp dụng từ ngày 06/9/2024.
- Chính thức cấp phép xuất khẩu chanh leo sang Australia
- Siêu bão Yagi càn quét miền Bắc, hàng loạt doanh nghiệp có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề
- Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam
- Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt kỷ lục trong năm 2024