Tin tức

Những ngành hàng nào chịu tác động trực tiếp từ rào cản thương mại Ấn Độ

06/03/2020    1528

Trong thời gian qua, kim ngạch thương mại Việt Nam – Ấn Độ liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản thương mại của quốc gia này đối với Việt Nam. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần nắm bắt để thúc đẩy xuất khẩu các ngành hàng sang thị trường Ấn Độ.

Ấn Độ là quốc gia áp dụng nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp mang tính rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu như áp giá sàn nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu… 

Một số biện pháp mà Ấn Độ áp dụng liên quan đến hàng hóa của Việt Nam trong thời gian gần đây như việc Ấn Độ cấm nhập khẩu một số hàng nông sản của Việt Nam trong đầu năm 2017, áp dụng giá sàn nhập khẩu đối với hồ tiêu từ cuối năm 2017, tăng giá sàn đối với điều nhập khẩu (bao gồm điều nguyên và điều vỡ) từ giữa năm 2019, hạn chế nhập khẩu hương nhang từ cuối năm 2019, các biện pháp phòng vệ thương mại (chông bán phá giá và chông trợ cấp) đối với một số mặt hàng của các nước trong đó có Việt Nam.

Một số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động từ rào cản thương mại Ấn Độ:

Đầu tiên là ngành tiêu: Sau khi Ấn Độ áp dụng biện pháp áp giá nhập khẩu tối thiểu đối với hồ tiêu, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ liên tục giảm. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ chỉ đạt 62,6 triệu USD, giảm 20,6% so với năm 2017; xuất khẩu hồ tiêu sang Ấn Độ năm 2019 đạt 50 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2018. 

Ngành điều cũng chịu nhiều tác động: Với mức giá MIP mới, cộng với mức thuế nhập khẩu 4 %, xuất khẩu điều nhân của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn và khó duy trì thị phần. Tính cả năm 2019, xuất khẩu điều của Việt Nam sang Ấn Độ đã giảm 50% so với năm 2018. 

Tiếp đến là hương nhang: Việc Ấn Độ áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu hương nhang đột ngột (có hiệu lực ngay tại thời điểm thông báo), không thông báo trước đã tạo ra những khó khăn nghiêm trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp cho biết đã phải ngừng vận chuyển công hàng theo hợp đồng. Lượng hàng tồn kho rất lớn, không xuất khẩu đi nước khác được do không có thị trường xuất khẩu thay thế. Nhà xưởng phải tạm ngừng sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp và việc làm, đời sống của hàng nghìn công nhân.

Do tính chất đặc thù của nhu cầu thị trường Ấn Độ (nhập khẩu nhiều nhất trong mùa lễ tháng 10 tại Ấn Độ), rào cản đối với xuất khẩu hương nhang đã không được dỡ bỏ kịp thời đã khiến cho hàng loạt doanh nghiệp sản xuất hương nhang của Việt Nam đã phải đóng cửa. 

Mặt hàng điện tử và linh kiện: Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước và hỗ trợ thực hiện sáng kiến “Make in India” của Chính phủ Ấn Độ như đã nói ở trên đã khiến amsung Ấn Độ quyết định chuyển sang nhập khẩu tivi nguyên chiếc từ Việt Nam, thay vì nhập linh kiện về sản xuất thành phẩm tại Ấn Độ (TP. Chennai) và đây là nguyên nhân chính khiến kim ngạch nhập khẩu tivi của Ấn Độ từ Việt Nam tăng vọt (theo Trademap, năm 2018, kim ngạch XK mặt hàng máy móc, thiết bị mã H 8 1762 (máy điện và thiết bị điện, truyền hình) đạt trên 1, tỷ , tăng 37%). 

Tuy nhiên, sau khi Ấn Độ đã có những nhượng bộ nhất định về thuế nhập khẩu theo đề nghị của amsung (giảm thuế nhập khẩu linh kiện đèn hình LE TV từ 10% xuống còn %), kim ngạch nhập khẩu TV thành phẩm từ Việt Nam đã có sự giảm sút trong những tháng đầu năm 2019.

Nguồn: Báo Thương Trường