G-20 tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ
11/11/2010 66
Các nước đang phát triển sẽ là nạn nhân chính khi G-20 tiếp tục thực hiện các chính sách bảo hộ thay vì lặp lại các cam kết mở cửa thị trường.
Trong đó, Trung Quốc là nạn nhân lớn nhất của các biện pháp bảo hộ thương mại từ phương Tây.
Theo báo cáo hôm qua của các nhà kinh tế độc lập thuộc Global Trade Alert (GTA), các nước G-20 đã tiến hành 111 biện pháp gây ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của các nước khác kể từ lần hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất vào tháng 6/2010.
Báo cáo ra ngay sau cảnh báo tuần trước của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển. Ba tổ chức này cho rằng kinh tế toàn cầu đang bị đe dọa bởi sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, một phần bắt nguồn từ các căng thẳng về tỷ giá.
Theo các nhà ngoại giao và thương mại, tại Hội nghị G-20 tuần này, việc các doanh nghiệp lớn ở phương Tây kêu gọi Trung Quốc xuất khẩu đất hiếm trở lại sẽ không được chú ý bằng việc Trung Quốc đang trở thành nạn nhân của hàng loạt các biện pháp bảo hộ thương mại gần đây.
Cũng trong hôm qua, một nghiên cứu có sự hậu thuẫn từ Ngân hàng thế giới cho thấy, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh trong nhóm nước G-20 gần đây đã vượt các nước khác trong việc áp dụng những biện pháp bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.
Pháp đã chi 2,3 tỷ USD trợ cấp cho nông dân trong tháng 10. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng tiến hành chương trình trợ cấp xuất khẩu cho 100 công ty được chọn.
Nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh G-20 cho biết sẽ đưa ra hai vấn đề thương mại lớn vào lịch trình làm việc của cuộc họp. Hàn Quốc hy vọng các nước thành viên sẽ tiếp tục thực hiện cam kết như năm 2008, để tránh không lặp lại những sai lầm lịch sử về bảo hộ thương mại như những thập kỷ trước.
Hàn Quốc cũng cam kết cắt giảm thuế quan và hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho các nước đang phát triển. Những biện pháp này là một phần của Vòng đàm phán thương mại toàn cầu Doha được khởi xướng từ năm 2001 nhưng đến nay vẫn chưa thể kết thúc.
Nguồn: Reuters
- Xuất khẩu cá rô phi Việt Nam trở lại "đường đua" tại thị trường Brazil
- Tác động thuế quan đa chiều lên các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
- Doanh nghiệp gỗ Việt Nam xoay xở trước 'vòng kim cô' thuế của Mỹ
- Lấy áp lực từ thị trường nhập khẩu làm động lực thay đổi doanh nghiệp Việt
- Làn sóng tẩy chay của người Canada khiến nhiều vùng nước Mỹ điêu đứng