FTA ASEAN-Hong Kong: Doanh nghiệp sẽ nắm bắt cơ hội như thế nào?
26/06/2019 901Hiệp định tự do thương mại ASEAN - Hong Kong đã chính thức có hiệu lực. Đây là một trong những hiệp định được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều chuyển biến trong lĩnh vực dịch vụ.
Bà Tina Phan - Giám đốc khu vực Đông Dương của Cục Xúc tiến Mậu dịch Hong Kong (HKTDC) đã trao đổi riêng với phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp về những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi Hiệp định ASEAN - Hong Kong (AKFTA) có hiệu lực.
- Thưa bà, Hiệp định AKFTA được đánh giá là một trong những hiệp định mà doanh nghiệp tận dụng tốt được thuế quan, xin ông có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?
Chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh sẽ được mở ra giữa doanh nghiệp thuộc khu vực ASEAN, Trung Quốc và Hong Kong kể từ khi hiệp định này có hiệu lực. Bởi, Hiệp định sẽ cắt giảm thuế và tạo điều kiện tiếp cận thị trường dịch vụ.
Cụ thể, tiến trình cắt giảm thuế quan của Hiệp định này đối với các quốc gia như Singapore, thuế quan thương mại sẽ ở mức 0 sau khi FTA được triển khai.
Về phía Việt Nam, lộ trình cắt giảm thuế quan là 75% số dòng thuế trong vòng 10 năm và sẽ cắt giảm tiếp 10% số dòng thuế khác trong vòng 14 năm.
Bên cạnh đó, cam kết tự do hóa trong thương mại dịch vụ cho phép các công ty dịch vụ Hong Kong tham gia vào thị trường kinh doanh tại Việt Nam với ít rào cản hơn trước. Trong đó có thể kể đến các dịch vụ chuyên nghiệp như pháp lý, kế toán, kỹ thuật, quy hoạch đô thị…
Với mức thuế thấp hơn và ngày càng dễ dàng thâm nhập thị trường và Việt Nam, nhiều công ty Hồng Kông và Trung Quốc sẽ bị "hút" đầu tư trực tiếp vào Việt Nam cũng như hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
- Vậy, đâu sẽ là những lĩnh vực được hưởng lợi từ hiệp định này, thưa bà?
Hiện nay, Việt Nam đang là tối tác xuất khẩu lớn thứ 10 của Hong Kong. Và ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đang là đối tác nhập khẩu thứ 12 của Hong Kong. Trong đó, ngành xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là máy móc và hàng hóa sản xuất. Dự kiến lĩnh vực này sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn khi FTA có hiệu lực vì thuế quan sẽ được giảm hoặc về 0%.
Đáng chú ý, đối với các dịch vụ chuyên nghiệp mà doanh nghiệp Hong Kong có thế mạnh như kế toán, dịch vụ tài chính và dịch vụ thuế... đây là những lĩnh vực sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam - Hong Kong chú ý, và đây cũng là những lĩnh vực cầu nối thúc đẩy các doanh nghiệp Hong Kong "khám phá" thị trường ASEAN.
Ngoài ra, chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện để kết nối kinh doanh và cung cấp thông tin thiết yếu, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp muốn đầu tư vào khu vực ASEAN.
Cuối cùng, chúng tôi cũng khuyến nghị các doanh nghiệp kết nối với Phòng thương mại Hong Kong (Trung Quốc) cũng là một cách tốt để phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam và chuẩn bị cho việc tiếp cận thị trường kinh doanh năng động ở Đông Nam Á.
- Bà có khuyến nghị gì về môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam để doanh nghiệp Hong Kong,Trung Quốc có thể tiếp cận thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn?
Trước tiên liên quan đến vấn đề tham nhũng. Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp hạng tương đối thấp trong Chỉ số Tham nhũng Quốc tế. Điều này cho thấy, các doanh nhân rất có thể gặp phải các loại tham nhũng khác nhau, từ mua chuộc các quan chức chính phủ, đến tặng và nhận những món quà đắt tiền để phát triển mối quan hệ kinh doanh.
Song song với đó, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cần phải tốt hơn. Cụ thể, Chính phủ cần phải thực thi các quy định, xây dựng và thực hiện các chiến lược chống tham nhũng. Về phía mình, các nhà đầu tư tại Việt Nam cần thiết phải giữ sạch hoạt động kinh doanh minh bạch, để tránh tổn hại đến uy tín và thương hiệu của họ trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó việc thi hành quyền sở hữu trí tuệ cũng cần được thực thi một cách nghiêm túc. Hiện nay, Việt Nam có quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam chịu trách nhiệm về việc đó. Tuy nhiên, việc thực thi còn yếu. Cụ thể, các sản phẩm giả cũng phổ biến ở thị trường địa phương tại Việt Nam.
Để thiết lập một môi trường tốt hơn cho thương mại và kinh doanh tại Việt Nam, Chính phủ sẽ cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty và quyết tâm đấu tranh chống lại các sản phẩm giả mạo.
- Xin cám ơn bà!
Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
- EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong nền kinh tế xanh
- Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ
- Phát triển KCN xanh, bền vững-Bảo đảm lợi nhuận lâu dài, giảm thiểu rủi ro môi trường và xã hội
- Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024