37 nước đạt thỏa thuận chống hàng giả
06/10/2010 65Đại diện 37 nước tại Hội nghị cấp thứ trưởng ở Tokyo (Nhật Bản) đã ký “Hiệp ước chống phổ biến sản phẩm giả mạo và vi phạm bản quyền”.
Đây là Hiệp ước khung quốc tế chính thức đầu tiên liên quan đến cuộc chiến chống hàng giả và sản phẩm vi phạm bản quyền trên toàn cầu, các nước sẽ phấn đấu để hiệp ước có hiệu lực càng sớm càng tốt.
Hiệp ước nhằm tăng cường biện pháp đối sách của hải quan, yêu cầu chống lại việc xuất khẩu các sản phẩm giả mạo và ăn cắp bản quyền. Chức năng chính của hiệp ước là phê chuẩn cho các quan chức hải quan căn cứ theo quyền hạn điều tra và thu giữ sản phẩm giả mạo hoặc vi phẩm bản quyền trong khi xin lệnh của tòa án.
Ngoài Mỹ và 27 nước Liên minh châu Âu (EU), các nước tham dự còn có Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Ma-rốc và Mexico.
Để nâng cao hiệu quả của hiệp ước, các bên tham gia tích cực kêu gọi Trung Quốc, Trung Đông và các nước châu Á tham gia. Tuy nhiên, nước bị cáo buộc sản xuất số lượng lớn sản phẩm giả mạo và vi phạm bản quyền nhiều nhất là Trung Quốc không tham dự cuộc họp.
Số liệu của EU cho thấy năm ngoái, Trung Quốc là nước có nguồn hàng mà EU nhập khẩu nhiều nhất, đồng thời cũng là nguồn hàng giả chủ yếu vào EU.
Hàng giả bị tịch thu tại EU có 64% đến từ Trung Quốc. Mỗi năm, hàng giả khiến EU thiệt hại hàng chục tỉ đô la Mỹ. Riêng xuất khẩu thuốc lá giả của Trung Quốc khiến EU thiệt hại 10 tỉ euro/năm.
Đồ chơi và trò chơi (game) trở thành 2 loại hàng hóa bị làm giả nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên hiện nay, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chỉ cấm nhập khẩu các sản phẩm giả mạo và ăn cắp bản quyền.
Nguồn: Cổng Thương vụ
- Mỹ sẽ công bố thỏa thuận thương mại với các nước trong tháng tới
- Xuất khẩu chính ngạch ớt, chanh leo sang Trung Quốc: Cơ hội và thách thức
- EU cân nhắc áp thuế đối với 100 tỷ euro hàng hóa Mỹ
- Ai Cập – Điểm đến mới giữa căng thẳng thương mại
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam