Tin tức

Yêu cầu về VSATTP với thủy sản nhập khẩu sau 1/9

07/09/2010    84

Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 300 triệu USD nguyên liệu thủy sản từ khoảng 70 nước trên thế giới, để phục vụ cho chế biến và tái xuất khẩu. Ngày 1/9/2010, khi Thông tư 25 có hiệu lực thì tất cả nguyên liệu thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam phải đảm bảo ATVSTP và có nguồn gốc rõ ràng.

Do nguồn nguyên liệu dùng để chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nước không đủ đáp ứng nên phần lớn các doanh nghiệp phải nhập khẩu thêm nguyên liệu thủy sản. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng Thông tư 25 đã gần kề mà đến nay các doanh nghiệp không có trong tay danh sách các cơ sở xuất khẩu nguyên liệu thủy sản đã đăng ký từ các nước.

Nguyên liệu nhập khẩu phải có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo ATVSTP

Để tháo gỡ bài toán về nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp phải tích cực thu mua nguyên liệu trong nước, đồng thời tìm cách cách nhập khẩu thêm. Có đến 90% lượng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu được sử dụng cho mục đích tái xuất. Gần đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tiếp nhận nhiều kiến nghị và vướng mắc của doanh nghiệp về những khó khăn sẽ xảy ra khi Thông tư 25 có hiệu lực. Trong đó, doanh nghiệp tỏ ra lo lắng vì hiện giờ họ vẫn chưa có được danh sách các cơ sở xuất khẩu của các nước được phê duyệt, là điều kiện tiên quyết hco nhập khẩu nguyên liệu thủy sản vào Việt Nam. Điều quan trọng Thông tư 25 là phải chứng minh được các lô hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam được sản xuất bởi các cơ sở đủ điều kiện về ATVSTP. Có 2 yêu cầu trong thông tư ATVSTP và được cơ quan thẩm quyền ở nước xuất khẩu công nghiệp; (2) Các cơ sở này cũng phải được các cơ quan thẩm quyền phía Việt Nam công nhận. Bước công nhận của Việt Nam là sau khi các cơ quan thẩm quyền của các nước đã công nhận danh sách các cơ sở trong nước họ sau đó gửi danh sách sang Việt Nam , về mặt nguyên tắc Việt nam sẽ công nhận danh sách đó.

Tổng thư ký VASEP cho biết, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 300 triệu đôla Mỹ nguyên liệu thủy sản từ khoảng 70 nước trên thế giới để phục vụ chủ yếu cho chế biến và tái xuất. Trong đó, Nhật Bản là nước xuất khẩu nguyên liệu vào Việt Nam nhiều nhất, và họ cũng là nước tái nhập khẩu nhiều nhất thủy sản đã qua chế biến. Thế nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa nhận được danh sách các cơ sở xuất khẩu nguyên liệu thủy sản do Nhật Bản cung cấp.

Do lúc đầu chưa có đủ điều kiện tiếp nhận các thông tin, nên họ chưa chuẩn bị các vấn đề liên quan đến các cơ sở đăng ký có đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu. Các cơ quan thẩm quyền phía Nhật đã hoạt động rất nhanh và họ đã thông báo cụ thể đến các cơ sở, các đơn vị chế biến ở tại Nhật cũng như các công ty có tham gia xuất khẩu hàng thủy sản vào Việt Nam để gia công chế biến tái xuất khẩu. Theo thông tin từ Nhật Bản cho biết, vào khoảng ngày 28/8 họ sẽ cung cấp danh sách các công ty đã đăng ký cho phía Việt Nam.

Đến ngày 1/9, nhập khẩu nguyên liệu thủy sản sẽ ra sao?

Trong quá trình hội nhập thì tất cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải có nguồn gốc rõ ràng và được chứng nhận ATVSTP là việc làm hết sức cần thiết, trước đây đôi lúc có hiện tượng một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa không có ngồn gốc rõ ràng, những loại thực phẩm không đạt yêu cầu đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng trong nước, do vậy cần phải điều chỉnh lại để làm tốt hơn vấn đề này. VASEP đang nỗ lực cùng với NAFIQAD và doanh nghiệp trong nước và các đối tác tháo gỡ làm sao các nguyên liệu trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được các cơ sở nước xuất khẩu bảo đảm ATVSTP và đồng thời cũng là những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở gia công hay đóng gói cũng phải đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, điều lo ngại của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp của các nước xuất khẩu chưa đăng ký thì phía Việt Nam không thể công nhận được. Nếu muốn được phía Việt Nam công nhận thì doanh nghiệp phải đăng ký tại nước của họ. Tại Thái Lan, Cơ quan có thẩm quyền nước này cũng mới nhận được thông tin từ phía Việt Nam vào ngày 6/8/2010 và dường như chưa có sự thống nhất giữa Việt Nam và Thái Lan nên cơ quan có thẩm quyền Thái Lan chưa triển khai thực hiện việc đăng ký.

Cơ quan thẩm quyền Ấn Độ cũng đã triển khai thực hiện việc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng đến nay, các nhà nhập khẩu Việt Nam vẫn không biết được danh sách khách hàng được cơ quan thẩm quyền Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đam rbaor ATVSTP theo quy định của Việt Nam. Thậm chí, tại nhiều quốc gia khác như: Bungari, Myanmar, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Australia, Chilê… doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa đăng ký được với cơ quan có thẩm quyền do cơ quan này chưa biết thông tin gì về Thông tư 25.

Nguồn: Cổng Thương vụ Việt Nam