"TPP-11" cân nhắc các điều khoản được đề xuất “đóng băng”
22/09/2017 40Ngày 21/9, các trưởng đoàn đàm phán của 11 nước còn lại tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang xem xét thu hẹp những điều khoản được đề xuất "đóng băng".
Trong cuộc họp kéo dài hai ngày (21-22/9) tại Tokyo, ba nhóm phụ trách vấn đề pháp luật, sở hữu trí tuệ và những lĩnh vực khác sẽ xem xét các yêu cầu về việc tạm gác lại một số điều khoản trong hiệp định ban đầu.
Dự kiến, các bên đàm phán sẽ xem xét một số đề xuất liên quan đến điều khoản bảo vệ bản quyền và thương hiệu, hay điều khoản kêu gọi các nước tham gia TPP mở cửa thị trường mua sắm công cho nhà đầu tư nước ngoài,....
Một điều khoản cũng cần được điều chỉnh là quy định TPP chỉ có hiệu lực khi được sáu nước, chiếm ít nhất 85% GDP của 12 nước ký kết ban đầu, hoàn tất các thủ tục thông qua hiệp định này trong nước. Cho đến nay mới chỉ có Nhật Bản và New Zealand đã phê chuẩn hiệp định này. Với việc Mỹ, nước chiếm tới 60% GDP của toàn khối, rút khỏi TPP thì hiệp định này không thể có hiệu lực.
Một số nguồn cho hay Nhật Bản đang tìm cách hạn chế thay đổi nội dung hiệp định ban đầu ít nhất có thể với hy vọng rằng nước Mỹ sẽ lại “trở về” với TTP.
TPP được ký kết hồi tháng 2/2016, với 12 nước tham gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Tuy nhiên, tương lai của hiệp định này đã bị “che mờ” bởi quyết định rút nước Mỹ khỏi TPP của Tổng thống Donald Trump. Tổng thống D.Trump cho rằng hiệp định đa phương này làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người Mỹ, nhấn mạnh rằng nước Mỹ sẽ tiến hành đàm phán hiệp các định thương mại song phương.
Nguồn: TTXVN
- Giải mã chiến lược của Mỹ trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời'
- Kịch bản khiến cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump đột ngột ngừng lại vào tháng 6
- Ống thép Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc