Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Khó khăn là gì?
11/09/2017 103Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới so với các hiệp định thương mại tự do truyền thống có nhiều khác biệt khiến Việt Nam có nhiều khó khăn.
Nhiều khác biệt so với hiệp điện thương mại tự do truyền thống
Sáng 8/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức diễn đàn khoa học: “Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia hiệp định thương mại thế hệ mới”.
Theo nhận định của TS Hoàng Xuân Hòa, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 5 - 10 năm tới đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn, trong đó đặc biệt là cơ hội và thách thức từ việc triển khai thực hiện đồng thời các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới song phương và đa phương.
Điển hình như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, dự kiến sẽ ký kết và có hiệu lực vào năm 2018; hay như sáng kiến về Hiệp định TPP11 gồm 11 nước đối tác, không bao gồm Mỹ.
Trên thực tế, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới so với các hiệp định thương mại tự do truyền thống có nhiều điểm khác biệt.
Đầu tiên là, phạm vi cam kết rộng hơn, không chỉ bao gồm các nội dung cam kết về chính sách thuế quan, chính sách phi thuế quan đối với hàng hóa, dịch vụ… mà còn mở rộng sang các lĩnh vực mới, tiếp cận tới các chính sách sau biên giới của các nước như đầu tư, lao động, môi trường, cạnh tranh, doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm công, thương mại điện tử…
Điển hình như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, dự kiến sẽ ký kết và có hiệu lực vào năm 2018; hay như sáng kiến về Hiệp định TPP11 gồm 11 nước đối tác, không bao gồm Mỹ.
Trên thực tế, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới so với các hiệp định thương mại tự do truyền thống có nhiều điểm khác biệt.
Đầu tiên là, phạm vi cam kết rộng hơn, không chỉ bao gồm các nội dung cam kết về chính sách thuế quan, chính sách phi thuế quan đối với hàng hóa, dịch vụ… mà còn mở rộng sang các lĩnh vực mới, tiếp cận tới các chính sách sau biên giới của các nước như đầu tư, lao động, môi trường, cạnh tranh, doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm công, thương mại điện tử…
Việt Nam có thêm nhiều cơ hội
Nhìn nhận một cách khách quan, TS Hoàng Xuân Hòa cho rằng khi tham gia hiệp định thương mại thế hệ mới Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và tiềm năng mới.
Lợi ích đầu tiên được vị chuyên gia chỉ ra, đó là cơ hội mới cho phát triển xuất khẩu. Có thể thấy rất rõ cơ hội này khi các nước xoá bỏ thuế nhập khẩu cho hàng hoá của Việt Nam.
“Như với AEC, các doanh nghiệp, hàng hoá của Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường của cả 10 nước ASEAN với 620 triệu người tiêu dùng. Hay như Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ giúp nâng mức tăng xuất khẩu lên 21%/năm, giúp xuất khẩu của Việt Nam vào EU trong năm 2020 tăng thêm 16 tỉ USD so với trường hợp không có EVFTA.
Bên cạnh đó, khi tham gia vào các hiệp định bao gồm nhiều nước, như Hiệp định TPP, cơ hội để Việt Nam tham gia vào một chuỗi cung ứng mới hình thành trong khu vực sẽ rất cao. Nếu các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội để trở thành một thành tố, một mắt xích trong dây chuyền cung ứng đó thì khả năng phát triển sản xuất, vươn ra phạm vi toàn cầu sẽ lớn hơn nhiều so với việc tự tìm thị trường”, ông Hòa dẫn chứng.
Bên cạnh việc mở rộng thị trường, ông Hòa cho rằng, việc tham gia các Hiệp định FTA cũng giúp các doanh nghiệp có điều kiện cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn.
Cho đến nay, 70% nhập khẩu của Việt Nam đến từ khu vực Đông Á và hơn 50% xuất khẩu là vào khu vực này. Nếu có tình huống bất lợi nào đó xảy ra trong khu vực thì hoạt động xuất nhập khẩu lập tức sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, xuất khẩu lại là động lực chính của tăng trưởng GDP.
“Vì vậy, Việt Nam có nhu cầu cân bằng lại thị trường, dẫn đến việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu, Liên minh Hải quan và Hoa Kỳ. Các hiệp định này sẽ giúp chúng ta cân bằng lại thị trường xuất nhập khẩu của mình. Đây là một định hướng chiến lược”, ông Hòa nói.
Đặc biệt theo ông Hòa, nếu có quan hệ FTA thì khi đi vào các thị trường như Châu Âu hay Bắc Mỹ hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế trong trung hạn trước các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ trong khu vực.
“Một cơ hội rất lớn mà các Hiệp định FTA thế hệ mới đem lại là giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, một định hướng lớn của Đảng, và hỗ trợ tích cực trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Các FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế theo hướng cải thiện cơ chế điều hành kinh doanh, tạo ra một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới, thuận lợi, thông thoáng hơn, minh bạch hơn và dễ dự đoán hơn trước đây.
Việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, kết hợp với những cơ hội mới được mở ra trên thị trường xuất khẩu sẽ giúp thúc đẩy một yếu tố nữa không kém phần quan trọng là đầu tư, cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài, giúp tạo ra năng lực sản xuất mới cho doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP tốt hơn.
Không chỉ thế, với những tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử bình đẳng, các FTA thế hệ mới như FTA với Liên minh Châu Âu, với các nước TPP, sẽ giúp Việt Nam kiện toàn hơn nữa bộ máy nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương”, ông Hòa nhấn mạnh.
Đối diện nhiều thách thức mới
Cùng với những thuận lợi, thời cơ mới, TS Hoàng Xuân Hòa chũng chỉ ra nhiều thác thức mới đối với Việt Nam khi tham gia hiệp định thương mại thế hệ mới.
Cụ thể, theo ông Hòa, đối với các doanh nghiệp thì thách thức chính của việc hình thành AEC và các Hiệp định FTA là sức ép cạnh tranh do mở cửa thị trường.
Với việc thành lập AEC, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam sẽ dỡ bỏ gần như hoàn toàn hàng rào thuế quan đối với hàng hoá nội khối, có nghĩa là gần như toàn bộ hàng hoá ASEAN qua biên giới các nước sẽ có mức thuế nhập khẩu bằng 0%. Điều này chắc chắn sẽ tạo sức ép cạnh tranh lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà sản xuất.
Tuy nhiên, đây là thực tế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà các quốc gia tham gia vào tiến trình này cần chấp nhận, miễn là lợi ích thu được phải luôn lớn hơn chi phí của việc thay đổi cơ cấu do cạnh tranh.
Ngoài ra, một thách thức lớn đó còn đến từ những hạn chế trong nội tại của nền kinh tế như: hạn chế trong tiếp cận lao động và nguồn nhân lực, hạn chế trong tiếp cận tín dụng, hạn chế trong tiếp cận khoa học - công nghệ, trong năng lực đổi mới và sáng tạo hay hạn chế trong năng lực đáp ứng của cơ sở hạ tầng.
Hạn chế từ hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam cũng là vấn đề được TS Hoàng Xuân Hòa nhắc tới.
Theo ông Hòa, chất lượng và năng suất của doanh nghiệp còn thấp. Tỷ lệ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ trong nền kinh tế gần như tuyệt đối, chiếm 96% tổng doanh nghiệp. Sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu còn nhiều hạn chế. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế.
Để giải quyết vấn đề này, TS Hoàng Xuân Hòa cho rằng Việt Nam cần tiếp tục xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế có khả năng tự chủ cao, ứng phó được với những biến động kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh kinh tế.
Đồng thời hoàn thiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế chính là tiền đề, là hệ quả của hội nhập kinh tế quốc tế, là giải pháp có tính quyết định để nâng cao năng lực tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mới.
Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, theo hướng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế tập trung.
Đặc biệt, theo TS Hòa, cần thực hiện tốt các chủ trương về 3 đột phá chiến lược, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời triển khai các giải pháp mới để phát huy sức mạnh tổng hợp và sự sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Xác định doanh nghiệp, doanh nhân cùng với đội ngũ tri thức là lực lượng đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn sắp tới.
Tập trung khai thác các cam kết quốc tế nhằm mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu, xây dựng các cơ chế, chính sách phòng vệ thương mại; phòng ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế; xây dựng hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ chủ động phù hợp thông lệ và yêu cầu quốc tế.
“Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức mà đặc biệt của doanh nghiệp, doanh nhân đối với các cơ hội và thách thức của việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cùng với đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, đặc biệt là luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế.
Đặc biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại tổng thể các ngành/lĩnh vực”, ông Hòa nhấn mạnh.
Nguồn: Báo Đất Việt
- Giải mã chiến lược của Mỹ trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời'
- Kịch bản khiến cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump đột ngột ngừng lại vào tháng 6
- Ống thép Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc