Ngày 4/11/2016, Hạ viện Nhật Bản sẽ thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hy vọng qua đó để thúc đẩy Chính phủ Mỹ phê chuẩn, sớm để TPP có hiệu lực.
Hãng tin Nikkei Nhật Bản ngày 1/11 cho hay Đảng Tự do Dân chủ và Đảng Dân Tiến Nhật Bản sáng ngày 1/11 đã đạt được đồng thuận về việc biểu quyết dự luật phê chuẩn Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Hội nghị toàn thể của Hạ viện vào ngày 4/11/2016.
Dự kiến, dự luật sẽ được tán thành và thông qua bởi đa số phiếu của chính đảng cầm quyền, sau đó việc xem xét TPP sẽ chuyển đến Thượng viện. Đảng cầm quyền Nhật Bản đã chú ý tới việc áp dụng các quy định trong Hiến pháp về việc dự luật phê chuẩn hiệp định tự động thông qua sau khi trình Thượng viện 30 ngày, vì vậy khả năng thông qua trong Quốc hội khóa này rất lớn.
Nếu dự luật phê chuẩn được thông qua ở Hạ viện vào ngày 4/11 tới, căn cứ vào quy định của Hiến pháp Nhật Bản, cho dù không tiến hành biểu quyết ở Thượng viện, cũng sẽ tự động thông qua vào ngày 3/12/2016.
Đảng cầm quyền chiếm quá nửa số ghế ở Thượng viện, nhưng để có thể thông qua tại Quốc hội khóa này một cách thuận lợi, sẽ thảo luận phương án thời gian kỳ họp đến ngày 30/11 được kéo dài đến đầu tháng 12/2016.
Về việc kéo dài thời gian kỳ họp, trong cuộc họp báo ngày 1/11, Tổng thư ký Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Toshihiro Nikai cho biết: "Nếu cần thiết, có khả năng làm như vậy".
Đảng cầm quyền Nhật Bản muốn nhanh chóng phê chuẩn TPP là do ý thức được cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự định tổ chức vào ngày 8/11/2016.
Các ứng cử viên Tổng thổng hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ đều phản đối TPP. Nhật Bản hy vọng thông qua nhanh chóng phê chuẩn để thúc đẩy Mỹ phê chuẩn, làm cho TPP sớm có hiệu lực.
Nguồn: VietTimes
- Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu
- Việt Nam đề nghị tiếp cận nhập khẩu, chuyển giao hàng hóa công nghệ cao
- Doanh nghiệp dệt may cần hành động ra sao để hóa giải ‘bóng ma’ thuế quan cao?
- Nông sản Việt rộng đường chính ngạch vào Trung Quốc
- Mỹ - Trung 'đình chiến': Nhu cầu vận chuyển xuyên Thái Bình Dương tăng vọt