Khi các nước giàu bắt đầu quá trình cắt giảm chi tiêu nhằm củng cố tình hình tài chính, các nhà xuất khẩu Trung Quốc buộc phải quay sang các thị trường đang nổi và điều này có thể dẫn đến những va chạm thương mại mới.

Thế giới đang nổi sẽ tiếp tục tăng trưởng bùng nổ, với tăng trưởng nhập khẩu của ASEAN trong năm 2011 dự kiến đạt 13,2% và Mỹ Latinh là 12%. Trung Quốc nhận thức rõ điều này và trong những năm gần đây đã đẩy mạnh việc thâm nhập vào các thị trường mới và trong đa số các trường hợp, họ đã thành công lớn. Xuất khẩu của Trung Quốc vào Brazil trong 5 tháng đầu năm 2010 tăng 98,3% so với cùng kỳ năm trước lên 8,1 tỷ USD. Cũng trong khoảng thời gian này, xuất khẩu của Trung Quốc vào ASEAN cũng tăng 46,1%, lên mức 52,7 tỷ USD.

Đây mới là sự thay đổi bề ngoài, nhưng chắc chắn là sự khởi đầu của một xu hướng lâu dài. Mặc dù nhiều thị trường đang nổi, trong đó có Brazil, ASEAN và châu Phi, có khả năng thặng dư thương mại với Trung Quốc, nhưng việc xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng bùng nỗ vẫn tạo ra những va chạm. Dòng hàng giá rẻ đổ vào đã từng bước nâng cao mức sống tính theo sức mua của người tiêu dùng ở các thị trường đang nổi, nhưng lĩnh vực công nghiệp của các nước đang phát triển cũng tập trung chủ yếu vào việc sản xuất các mặt hàng giá có giá trị gia tăng thấp. Lĩnh vực dệt may của châu Phi đã bị ảnh hưởng nặng nề do các nhà sản xuất Trung Quốc chiếm mất thị phần. Do đó, chính phủ các nước đang phát triển đã buộc phải xem xét việc đối phó với xu hướng này như thế nào.

Ấn Độ là một trong số ít nước thường xuyên áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc. Nhưng vị thế là thị trường lớn, có ảnh hưởng chiến lược trên vũ đài quốc tế mới cho phép Ấn Độ có thể đấu tranh với Trung Quốc. Còn nhiều nước đang nổi khác như Nam Phi, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico ở mức độ nào đó cũng đã làm điều này nhưng giải pháp của các nước này thường là đưa ra các rào chắn thương mại tạm thời khi các nhà sản xuất trong nước đối mặt với sự cạnh tranh tăng lên từ Trung Quốc. 

Dù ít nước đang phát triển ở vị thế có thể làm thay đổi dòng nhập khẩu từ Trung Quốc thông qua hạn chế thương mại, nhưng với việc Trung Quốc tiếp cận các thị trường nhỏ một cách quá mạnh mẽ làm nhiều chính phủ trở nên sẵn sàng hơn trong việc áp dụng các biện pháp này. Tương lại, có nguy cơ nhiều nước sẽ theo gương Ấn Độ.  

Nguồn: tgvn.vom