Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 6 năm 2015 đạt 14,47 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng trước.

Như vậy, trong nửa đầu của năm 2015, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 80,84 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu:

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,55 tỷ USD, tăng 2,9% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong 6 tháng/2015 lên gần 13,96 tỷ USD, tăng cao 36,4% so với 6 tháng/2014; trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 9,04 tỷ USD, tăng 50,6% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 4,92 tỷ USD, tăng 16,2%.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 6 tháng qua với trị giá là 4,54 tỷ USD, tăng 30,1%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 2,69 tỷ USD, tăng mạnh 82%; Nhật Bản: 2,52 tỷ USD, tăng 47,6%; Đài Loan: 742 triệu USD, tăng 34%…

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩutrong tháng là gần 1,8 tỷ USD, giảm 11,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2015, cả nước nhập khẩu 11,19 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 10,33 tỷ USD, tăng 36,2% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 864 triệu USD, tăng 22,1/span>%..

Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 3,3 tỷ USD, tăng 32,9%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 2,37 tỷ USD, tăng 16,8%; Nhật Bản: 1,1 tỷ USD, tăng 60,5% Xinhgapo: 1,07 tỷ USD, giảm 4,9%... so với cùng kỳ năm 2014.

Điện thoại các loại và linh kiện:kim ngạch nhập khẩu trong tháng đạt gần 861 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng/2015 lên 5,22 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kì năm 2014.

Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 3,35 tỷ USD, tăng 18,2% và chiếm 64,18% kim ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc đạt gần 1,48 tỷ USD, tăng 57,6%…so với cùng kì năm 2014.

Sắt thép các loại:  lượng nhập khẩu trong tháng là 1,64 triệu tấn, trị giá đạt gần 854 triệu USD, tăng nhẹ 26,6% về lượng và 27,1% về trị giá so với tháng trước.Tính trong 6 tháng/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 6,9 triệu tấn, trị giá là 3,82 tỷ USD, tăng 38,6% về lượng và tăng 14,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng qua từ Trung Quốc là 4,1 triệu tấn, tăng mạnh 77,3%; Nhật Bản: 1,2triệu tấn, tăng 8,7     %; Hàn Quốc: 838 nghìn tấn, tăng 33,5%; Đài Loan: 568 nghìn tấn, tăng 4,7%... so với 6 tháng/2014.

Sản phẩm từ sắt thép: trong tháng 6/2015, cả nước nhập khẩu hơn328 triệu USD, giảm 6,4% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước làgần 2,1 tỷ USD, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong 4 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc với trị giá hơn 732 triệu USD, tăng 67%; từ Hàn Quốc là 620 triệu USD tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước,…

Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu tăng nhẹ so với tháng trước.

Lượng nhập khẩu trong tháng là gần 774 nghìn tấn, tăng 3,6% so với tháng trước, trị giá nhập khẩu là 459 triệu USD, giảm 1,8%. Tính đến hết 6 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 5,04 triệu tấn, tăng 10,9%, trị giá nhập khẩu là 2,9 tỷ USD, giảm 32,4% so với cùng kỳ năm trước.

Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 2,37 triệu tấn, tăng 54,7%; Trung Quốc: 803 nghìn tấn, tăng 3,5%; Thái Lan: 732 nghìn tấn, tăng mạnh 236%; Đài Loan: 577 nghìn tấn, giảm 25,2%; Malaixia: 365 nghìn tấn, tăng 47,9%... so với 6 tháng/2014.

Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 6/2015 là 316 nghìn tấn, trị giá đạt gần 517 triệu USD. Tính đến hết tháng 6/2015, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam là 1,8 triệu tấn, tăng 10,6%, kim ngạch nhập khẩu là 2,82 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nửa đầu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc đạt359 nghìn tấn, tăng 18,4%; Ả rập Xê út đạt 372 nghìn tấn, giảm nhẹ 0,8%;Đài Loan đạt 270 nghìn tấn tăng 13,6%; Thái Lan đạt168 nghìn tấn, tăng 8,5%… so với cùng kỳ năm 2014.

Sản phẩm chất dẻo: trong tháng 6/2015 sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu ở mức 315 triệu USD. Nhập khẩu mặt hàng này đến trong 6 tháng đầu năm đạt 1,76 tỷ USD tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm chất dẻo từ Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2015 là 514 triệu USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2014; Trung Quốc là 513 triệu USD, tăng 33,7%; Nhật Bản là 299 triệu USD tăng 4,1%,…

Nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày:trị giá nhập khẩu trong tháng 6 giảm khá so với tháng 5.Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,65 tỷ USD, giảm 14,7% so với tháng trước. Tính đến hết 6 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 9,1 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là 4,98 tỷ USD, tăng 8,9%; nguyên phụ liệu: 2,5 tỷ USD, tăng 10,3%; bông là 856 triệu USD, tăng 8,1% và xơ sợi: 758 triệu USD, tăng nhẹ 0,3%.

Trong  6 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 3,7 tỷ USD, tăng 13,5%; tiếp theo là Hàn Quốc: 1,37tỷ USD, giảm 2,5%; Đài Loan: 1,19 tỷ USD, tăng 6,6%… so với cùng kỳ năm trước.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng 6/2015, kim ngạch nhập khẩu đạt 260 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm đạt 1,68 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến hết tháng 6/2015, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Ác-hen-tina đạt gần 638 triệu USD, tăng 21,1%; từ Hoa Kỳ là 293 triệu USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ 2014.

Ô tô nguyên chiếc:lượng nhập khẩu giảm so với tháng trước nhưng vẫn đứng ở mức cao. Lượng nhập khẩu trong tháng 6/2015 là 9,68 nghìn chiếc, giảm 9,8%, trị giá là 307 triệu USD, giảm 6,1% so với tháng trước. Trong 6 tháng/2015, cả nước nhập về hơn 55,35 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, trong đó lượng ô tô tải là 21,7 nghìn chiếc, tăng mạnh 106,7%, xe 9 chỗ ngồi trở xuống là 17,62 nghìn chiếc, tăng 50,7% và ô tô loại khác là hơn 16 nghìn chiếc, gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với hơn 16,9 nghìn chiếc, tăng 30,6%. Trong đó, chủ yếu là nhập khẩu ô tô đầu kéo và ô tô tải với lượng nhập khẩu và tốc độ tăng lần lượt là 9,51 nghìn chiếc (tăng 455%) và 6,37 nghìn chiếc (tăng 153,5%).

Các thị trường cung cấp chính tiếp theo là Hàn Quốc: 11,97 nghìn chiếc, tăng 21,6%; Thái Lan: 10,1 nghìn chiếc, tăng 18,3%;Ấn Độ: 6,67 nghìn chiếc, tăng 12,1% ... so với cùng kỳ năm 2014.

Nguồn: Asem Connect Vietnam