Kinh tế châu Á đang tăng trưởng mạnh mẽ và nhanh hơn nhờ xuất khẩu đang dẫn đường cho phục hồi kinh tế, tuy nhiên ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu vẫn là một nguy cơ tiềm tàng.
Tại châu Á, các nước phát triển thường có xu hướng phục thuộc nhiều vào xuất khẩu hơn các nước khác. Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á, 60% kim ngạch xuất khẩu của các nước này được đưa sang các thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Chính xuất khẩu tăng mạnh và nhu cầu tiêu dùng trong nước đã khiến cho châu Á vượt qua được khủng hoảng và có tốc độ phục hồi nhanh hơn các thị trường khác. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định sự phục hồi có thể sẽ chậm lại bởi vấn đề nợ tại các nước châu Âu đang ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp tại các nước đang phát triển, đồng thời đồng euro yếu đi cũng khiến các sản phẩm hàng hoá châu Á trở nên đắt hơn khi xuất khẩu. Xuất khẩu sang châu Âu nhiều khả năng sẽ chậm lại nhưng thị trường Mỹ và các nước mới nổi sẽ vẫn ổn định.
Thương mại chiếm hơn một nửa trong mức tăng trưởng niên hoá 4,9% của GDP Nhật trong quý I. Kinh tế Đài Loan tăng trưởng 13,3% so với một năm trước, mức nhanh nhất trong ba thập kỷ qua trong khi kinh tế Singapore vọt lên 38,6% theo số liệu được đưa ra ngày hôm qua. Mười đồng tiền châu Á chủ đạo đã tăng khoảng từ 12% đến 21% so với đồng euro trong năm nay. Trong khi đó chỉ số MSCI Asia Pacific đã mất khoảng 10% giá trị trong tháng này.

Nguồn: Cổng Thương vụ Việt Nam