Nếu bình chọn “từ của tháng” trong tháng 12 năm ngoái và đầu tháng 1 năm nay, “hiệp định thương mại tự do (FTA)” là một lựa chọn sáng giá. Quả thật, các dự báo và bình luận triển vọng kinh tế Việt Nam gần như không thể thiếu cụm từ được cho là sẽ mở ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp.

Nếu bình chọn “từ của tháng” trong tháng 12 năm ngoái và đầu tháng 1 năm nay, “hiệp định thương mại tự do (FTA)” là một lựa chọn sáng giá. Quả thật, các dự báo và bình luận triển vọng kinh tế Việt Nam gần như không thể thiếu cụm từ được cho là sẽ mở ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, sự hăm hở của các doanh nghiệp láng giềng Thái Lan với những bước chuẩn bị khai thác thị trường Việt Nam khi một số FTA bắt đầu có hiệu lực, trong đó thương vụ tập đoàn BJC mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam là đình đám nhất.
Ở chiều ngược lại, có thể thấy một cụm từ khác khái quát một nhận định từ các nhà hoạch định chính sách nước nhà khi họ nói về sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong nước trước cơ hội do FTA mang lại. Đó là sự lo lắng doanh nghiệp Việt Nam “thiếu quan tâm” đến FTA. Đây là một nhận định chính xác. Nhưng cũng cần thử đưa ra một góc nhìn giải thích hiện tượng nêu trên.
Việt Nam đã có những bước tổng kết kinh nghiệm 30 năm đổi mới kinh tế, trong đó một thành quả không thể không nhắc đến là đội ngũ doanh nhân. Nhiều người trong số họ không hề thiếu khát vọng và nỗ lực làm giàu cho bản thân, qua đó cũng làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, khi đặt họ lên bàn cân so sánh với các đối thủ trong khu vực - chưa kể các tập đoàn đa quốc gia - chắc chúng ta cũng thấy rằng mừng thì ít mà lo thì nhiều.
“Ngang tầm khu vực” là một sáo ngữ được ưa chuộng khi nói về tương lai của một lĩnh vực nào đó ở Việt Nam, ví dụ “thể thao ngang tầm khu vực”, “giáo dục ngang tầm khu vực”... Nhưng cũng như các lĩnh vực trên, chắc cũng không có mấy doanh nhân trong nước hiện nay dám tự hào vỗ ngực xưng tên rằng “tôi đã ngang tầm khu vực”.
Sau 30 năm đổi mới kinh tế, cho đến nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tự thân nâng họ lên “ngang tầm khu vực” được. Ba mươi năm không phải là ngắn, nhưng con đường đi đến kinh thế thị trường ở các nước trong khu vực còn dài hơn nhiều. Thêm nữa, trong suốt một thời gian dài, “kinh tế thị trường” ở Việt Nam chỉ là những bước mò mẫm, thiếu hẳn những lực đẩy đủ mạnh cần thiết để tạo ra các thay đổi căn bản.
Quan trọng hơn, các chính sách kinh tế tại Việt Nam nhiều lúc tỏ ra thiếu sự nhất quán, thậm chí “giật cục”, thể hiện sự nghi ngại về kinh tế thị trường. Các chính sách kiểu “giật cục” đó có thể làm an lòng một số nhà lãnh đạo, nhưng lại làm nản lòng các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Ví dụ gần nhất minh họa cho nhận định này không gì khác hơn là quy định về “lý lịch tư pháp” trong Luật Doanh nghiệp 2014. Thật khó lý giải với các nhà khởi nghiệp Việt Nam về sự cần thiết của nó ngoài việc đó là hệ quả còn sót lại của một lối tư duy cũ. Chính Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, trong một phỏng vấn gần đây trên TBKTSG, cũng xác nhận “cơ quan soạn thảo nói không cần” và cho rằng “đây cũng là lỗ hổng”. Thế mà, “lỗ hổng” này vẫn tồn tại trong bộ luật mới nhất được cho là sẽ góp phần kích thích tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam!
Trong cuộc ganh đua mang tầm khu vực và toàn cầu trước mắt, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam như những tay đua bước vào đường đua mà thiếu sự chuẩn bị đầy đủ. Làm sao họ có thể cạnh tranh thành công với các đối thủ nước ngoài nặng ký khi họ thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, thiếu kết nối giữa họ với nhau để tạo sức mạnh cộng sinh.
May thay, các nhà lãnh đạo Việt Nam gần đây đã nhấn mạnh đến chuyện tạo dựng lại lòng tin cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Đành rằng không ai có thể làm thay cho doanh nghiệp nước nhà trong cuộc cạnh tranh sắp tới, nhưng họ không thể chiến đấu một mình. Sự thành bại của họ cũng liên quan đến vận mệnh quốc gia.

Nguồn: TBKTSG

Chẳng hạn, sự hăm hở của các doanh nghiệp láng giềng Thái Lan với những bước chuẩn bị khai thác thị trường Việt Nam khi một số FTA bắt đầu có hiệu lực, trong đó thương vụ tập đoàn BJC mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam là đình đám nhất.

Ở chiều ngược lại, có thể thấy một cụm từ khác khái quát một nhận định từ các nhà hoạch định chính sách nước nhà khi họ nói về sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong nước trước cơ hội do FTA mang lại. Đó là sự lo lắng doanh nghiệp Việt Nam “thiếu quan tâm” đến FTA. Đây là một nhận định chính xác. Nhưng cũng cần thử đưa ra một góc nhìn giải thích hiện tượng nêu trên.

Việt Nam đã có những bước tổng kết kinh nghiệm 30 năm đổi mới kinh tế, trong đó một thành quả không thể không nhắc đến là đội ngũ doanh nhân. Nhiều người trong số họ không hề thiếu khát vọng và nỗ lực làm giàu cho bản thân, qua đó cũng làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, khi đặt họ lên bàn cân so sánh với các đối thủ trong khu vực - chưa kể các tập đoàn đa quốc gia - chắc chúng ta cũng thấy rằng mừng thì ít mà lo thì nhiều.

“Ngang tầm khu vực” là một sáo ngữ được ưa chuộng khi nói về tương lai của một lĩnh vực nào đó ở Việt Nam, ví dụ “thể thao ngang tầm khu vực”, “giáo dục ngang tầm khu vực”... Nhưng cũng như các lĩnh vực trên, chắc cũng không có mấy doanh nhân trong nước hiện nay dám tự hào vỗ ngực xưng tên rằng “tôi đã ngang tầm khu vực”.

Sau 30 năm đổi mới kinh tế, cho đến nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tự thân nâng họ lên “ngang tầm khu vực” được. Ba mươi năm không phải là ngắn, nhưng con đường đi đến kinh thế thị trường ở các nước trong khu vực còn dài hơn nhiều. Thêm nữa, trong suốt một thời gian dài, “kinh tế thị trường” ở Việt Nam chỉ là những bước mò mẫm, thiếu hẳn những lực đẩy đủ mạnh cần thiết để tạo ra các thay đổi căn bản.

Quan trọng hơn, các chính sách kinh tế tại Việt Nam nhiều lúc tỏ ra thiếu sự nhất quán, thậm chí “giật cục”, thể hiện sự nghi ngại về kinh tế thị trường. Các chính sách kiểu “giật cục” đó có thể làm an lòng một số nhà lãnh đạo, nhưng lại làm nản lòng các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Ví dụ gần nhất minh họa cho nhận định này không gì khác hơn là quy định về “lý lịch tư pháp” trong Luật Doanh nghiệp 2014. Thật khó lý giải với các nhà khởi nghiệp Việt Nam về sự cần thiết của nó ngoài việc đó là hệ quả còn sót lại của một lối tư duy cũ. Chính Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, trong một phỏng vấn gần đây trên TBKTSG, cũng xác nhận “cơ quan soạn thảo nói không cần” và cho rằng “đây cũng là lỗ hổng”. Thế mà, “lỗ hổng” này vẫn tồn tại trong bộ luật mới nhất được cho là sẽ góp phần kích thích tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam!

Trong cuộc ganh đua mang tầm khu vực và toàn cầu trước mắt, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam như những tay đua bước vào đường đua mà thiếu sự chuẩn bị đầy đủ. Làm sao họ có thể cạnh tranh thành công với các đối thủ nước ngoài nặng ký khi họ thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, thiếu kết nối giữa họ với nhau để tạo sức mạnh cộng sinh.

May thay, các nhà lãnh đạo Việt Nam gần đây đã nhấn mạnh đến chuyện tạo dựng lại lòng tin cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Đành rằng không ai có thể làm thay cho doanh nghiệp nước nhà trong cuộc cạnh tranh sắp tới, nhưng họ không thể chiến đấu một mình. Sự thành bại của họ cũng liên quan đến vận mệnh quốc gia.

Nguồn: TBKTSG