Xuất siêu đầu năm 244 triệu USD
05/03/2014 6Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất giảm như: Khai thác và thu gom than cứng giảm 9,3%; khai thác dầu thô giảm 2,3%...
Sản xuất công nghiệp ổn định
Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước đạt 9,6 tỷ USD, giảm 16,2% so với tháng 1 và tăng 33,2% so với tháng 2/2013. Tính chung 2 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 21,06 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có nhiều khả quan, riêng tháng 2 ước đạt 10,8 tỷ USD, tăng 7,8% so với tháng 1 và tăng 50,1% so cùng kỳ. Tính chung 2 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20,82 tỷ USD, tăng 17,0% so với cùng kỳ. Nhập siêu tháng 2 ước 1,2 tỷ USD do các doanh nghiệp tập trung xuất khẩu để giải phóng đơn hàng trước Tết và đẩy mạnh nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, bằng 12,5% kim ngạch xuất khẩu.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu và nhập khẩu của khối DN có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cao hơn DN trong nước, góp phần đáng kể vào việc cải thiện cán cân thương mại.
2 tháng đầu năm 2014, cả nước xuất siêu ước 244 triệu USD, bằng 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu chủ yếu với các thị trường Trung Quốc (4,0 tỷ USD), ASEAN (515 triệu USD), Hàn Quốc (2,47 tỷ USD), Đài Loan (1,28 tỷ USD). |
Từ đầu năm đến nay do công tác bình ổn thị trường được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai nên thị trường hàng hóa trong nước nhìn chung ổn định, không xảy ra tình trạng sốt hàng, sốt giá. Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã triển khai công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, diễn biến cung - cầu, giá cả hàng hóa thiết yếu; tình hình vận chuyển, buôn bán và đốt pháo nổ; thành lập các đoàn công tác tại các địa phương để quán triệt và triển khai thực hiện Công điện số 200/CĐ-TTg ngày 14/2/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người...
Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu
Để tiếp tục đảm bảo ổn định sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 và trong thời gian tới sẽ tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng yếu: Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và thực hiện các giải pháp hữu hiệu hỗ trợ DN, nông dân tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, các DN tiếp tục khai thác tốt năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường, đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa, chủ động đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững; Thứ ba, tăng cường QLTT, kiểm tra, giám sát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; kiểm soát giá đối với những mặt hàng thiết yếu..; Thứ tư, các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tăng cường các biện pháp kiểm tra, QLTT bảo đảm cân đối cung - cầu, chống đầu cơ, buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn thành và triển khai thực hiện kế hoạch công khai, minh bạch giá xăng dầu và giá điện tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn
- Mỹ sẽ công bố thỏa thuận thương mại với các nước trong tháng tới
- Xuất khẩu chính ngạch ớt, chanh leo sang Trung Quốc: Cơ hội và thách thức
- EU cân nhắc áp thuế đối với 100 tỷ euro hàng hóa Mỹ
- Ai Cập – Điểm đến mới giữa căng thẳng thương mại
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam