Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giày dép đang háo hức chờ đợi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào hiệu lực (dự kiến vào năm tới). Nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị mọi điều kiện để đón đầu cơ hội này.
Chỉ trong bốn tháng, từ tháng 6 đến tháng 9, Công ty Chang Shin Việt Nam – chuyên sản xuất giày Nike đã khởi công xây dựng hai dự án trị giá 12 triệu Đô la Mỹ để mở rộng sản xuất ở tỉnh Đồng Nai.
Tổng giám đốc Công ty, ông Jin Woo Bang cho biết “Với lợi thế về nguyên vật liệu, nhân công, khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm cao, đối tác Nike của chúng tôi đã quyết định chuyển phần lớn đơn hàng từ Indonesia và Trung Quốc sang Việt Nam trong năm 2014, và đơn hàng sẽ tăng mạnh hơn nữa vào các năm tiếp theo”.
Doanh nghiệp Tae Kwang Vina đến từ Hàn Quốc cũng đã mở rộng đầu tư để tối đa hóa lợi ích do TPP mang lại.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký của Hiệp hội Da, Giầy, Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết “Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực sự chiếm lợi thế để được hưởng lợi từ TPP, vì đây là các doanh nghiệp quy mô lớn, được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ công ty mẹ cũng như từ các đối thác kinh doanh trên toàn cầu”.
Tỷ trọng xuất khẩu của các nhà đầu tư nước ngoài tăng đáng kể trong ba năm qua, chiếm từ 65% lên đến 75% tổng giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam.
Cũng như ngành dệt may, ngành da giày của Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc và Đài Loan. Năm 2012 kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu giày dép vượt 3 triệu USD, chủ yếu là từ các doanh nghiệp trong nước, trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 80%.
Có thể thấy, giày dép là lĩnh vực được hưởng nhiều lợi ích từ TPP, một trong số lợi ích lớn nhất là thuế nhập khẩu giảm còn 0%, tuy nhiên để được hưởng lợi ích này, nguồn nguyên liệu sử dụng phải là nguồn nội địa hoặc nhập khẩu từ các thành viên của TPP. Theo một lãnh đạo của Công ty Giày Vĩnh Bình, nguồn nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu lại đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ - các nước không nằm trong khu vực TPP. Nếu Việt Nam chuyển sang nhập khẩu nguyên liệu từ Mexico hay Brazil, chi phí sản xuất có thể sẽ tăng và sẽ làm giảm sức cạnh tranh của chúng tôi so với các công ty nước ngoài”.
Bà Phan Thị Thanh Xuân cũng cho hay “Các doanh nghiệp nội địa thì lớn về số lượng nhưng lại nhỏ về quy mô, Trong khi đó, các nhà nhập khẩu toàn cầu lại chỉ nhắm tới các doanh nghiệp lớn, công nghệ sản xuất tiên tiến, cơ sở sản xuất hiện đại. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gần như chắc chắn là lựa chọn đầu tiên của họ.” Với những phân tích trên đây, nếu doanh nghiệp Việt Nam không có những bước tiến vượt bậc, tính toán cụ thể, thì người hưởng TPP lại chính là doanh nghiệp nước ngoài.
Nguồn: http://www.lefaso.org.vn
- Mỹ sẽ công bố thỏa thuận thương mại với các nước trong tháng tới
- Xuất khẩu chính ngạch ớt, chanh leo sang Trung Quốc: Cơ hội và thách thức
- EU cân nhắc áp thuế đối với 100 tỷ euro hàng hóa Mỹ
- Ai Cập – Điểm đến mới giữa căng thẳng thương mại
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam