Hợp tác nghề cá với các nước láng giềng và Trung Quốc đang là xu thế của ngành thủy sản Indonesia. Với nguồn tài nguyên biển dồi dào chưa nhiều “khai phá”, hiện nay XK nhuyễn thể của Indonesia đang ngày càng lớn mạnh mà cạnh tranh trực tiếp với nhiều nguồn cung lớn trong khu vực như: Thái Lan và Việt Nam.

Theo hệ thống đối chiếu của Trademap, trong 5 năm (từ 2008-2012), tốc độ tăng trưởng XK bình quân nhuyễn thể (mã HS 0307) của Indonesia khả quan với khối lượng tăng trung bình 19% và giá trị tăng trung bình là 23%. Và 2 năm gần nhất là 2011 - 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị XK thủy sản cũng đạt 7%. Trong đó, Việt Nam cũng là 1 trong 3 đối tác chiến lược của Indonesia.

Mực, bạch tuộc chiếm đến 80% tổng giá trị XK nhuyễn thể (mã HS 0307) của Indonesia trong 7 tháng đầu năm nay. Trong đó, mực đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối (mã HS 030749) chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50-56%, tiếp đó là mặt hàng bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối (mã HS 030759) chiếm từ 24-30% tổng giá trị XK nhuyễn thể của nước này.

Tại hai thị trường NK lớn nhuyễn thể chân đầu Nhật Bản, các DN XK mực, bạch tuộc vừa phải cạnh trạnh gay gắt với nhiều nguồn cung lớn như: Trung Quốc, Thái Lan, Morocco, Ấn Độ và cả những thị trường “mới nổi” và tiềm năng như Indonesia. Hiện nay, Indonesia là đối tác thân thiết của DN Nhật Bản, nhất là trong 3 tháng gần nhất từ tháng 8-10/2013 khi giá trị NK mực (mã HS 030749) của Nhật Bản từ Trung Quốc tăng mạnh mẽ từ 51 -302% so với quý II/2013.

Vừa là đối thủ cạnh tranh nhưng cũng là đối tác chiến lược của DN XK, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Indonesia, 7 tháng đầu năm 2013, Việt Nam là thị trường NK lớn nhất của mực đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối của Indonesia. Trong chương trình hợp tác nghề cá giữa hai nước, mới đây 8 tàu cá của Kiên Giang cũng được cấp phép khai thác tại vùng biển Indonesia trong vòng 1 năm. Đây là tin vui cho ngư dân địa phương này nhưng cũng đánh dấu bước hợp tác phát triển nghề cá giữa 2 nước.

Ngoài ra, mới nhất, đầu tháng 10/2013, Indonesia cũng ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Theo Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia, việc hợp tác giữa Indonesia và Trung Quốc sẽ giúp Indonesia phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và phát triển nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo ngư dân trực tiếp tại các DN đánh cá của Trung Quốc.

Có thể nói, so với Trung Quốc và Việt Nam thì ngành công nghiệp thủy sản Indonesia vẫn còn ở mức độ sơ khai, sản phẩm XK chủ yếu vẫn ở dạng đông lạnh, ít hàng GTGT nên giá trị XK chưa cao. Tuy nhiên, nhờ việc đẩy mạnh hợp tác với các nước lớn nhằm nhận được sự chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm sẽ giúp cho nghề cá Indonesia và các DN nước này lớn mạnh trong tương lai. Cộng với nguồn nguyên liệu phong phú, trong 5 năm tới, XK hải sản, trong đó có mực, bạch tuộc Indonesia sẽ phát triển và cạnh tranh mạnh hơn với các nước láng giềng.

Xuất khẩu nhuyễn thể (mã HS 0307) của Indonesia 7 tháng đầu năm 2013

 

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

7T

TG

11.527

13.972

14.852

14.142

17.756

14.205

11.620

98.074

Italy

1.901

3.246

2.493

2.216

2.739

2.365

2.447

17.407

Trung Quốc

2.610

2.659

2.587

1.459

3.570

2.812

1.838

17.535

Việt Nam

1.440

1.422

1.271

1.404

2.040

1.230

1.617

10.424

Đài Loan

903

650

975

1.174

1.225

1.142

969

7.038

Hàn Quốc

1.097

1.133

901

1.158

1.146

945

882

7.262

Nhật Bản

754

498

1.223

995

935

884

770

6.059

Australia

368

596

305

551

421

375

539

3.155

Malaysia

255

308

392

512

614

616

355

3.052

Mỹ

456

680

696

713

1181

614

335

4.675

Thái Lan

231

769

856

836

1096

671

271

4.730

Nguồn: http://www.vasep.com.vn