Mặc dù XK cá tra sang Nhật Bản hiện vẫn còn ở mức khiêm tốn, nhưng xu hướng gia tăng... 
Mặc dù XK cá tra sang Nhật Bản hiện vẫn còn ở mức khiêm tốn, nhưng xu hướng gia tăng NK cá tra tại thị trường này trong những năm gần đây cho thấy nước này đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm cá tra.
Người Nhật vốn tự hào và chỉ thích món ăn Nhật như sushi, sashimi, tempura, udon…. được chế biến chủ yếu từ nguyên liệu thủy sản như cá hồi, cá ngừ, tôm…. Các nhà hàng Nhật hầu hết thường phục vụ khách hàng một số món truyền thống của nước họ. Bên cạnh đó, cá biển cũng là sản phẩm được ưa chuộng từ nhiều năm nay. Họ có đủ loại cá biển nhưng từ ngày này qua năm nọ thì cũng chỉ bấy nhiêu loại cá đó thôi. Với món lạ như cá tra thì người Nhật khó lòng mà đụng đến nên sản phẩm này được đánh giá là khó có thể nằm trong thực đơn thường ngày của gia đình Nhật.
Tuy nhiên, đầu tháng 3 vừa qua, thật bất ngờ khi cá tra của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm giá trị gia tăng lại thu hút đông đảo người tiêu dùng Nhật Bản. Trong đó, cá tra tẩm bột được nhiều khách hàng quan tâm nhất trong số các sản phẩm thủy sản đến từ Việt Nam tại Hội chợ Thực phẩm Foodex Nhật Bản 2013.
Theo nhận định của DN, sản phẩm cá tra tẩm bột nói riêng và mặt hàng cá tra giá trị gia tăng nói chung có nhiều khả năng xâm nhập thị trường này trong tương lai nếu có các chương trình quảng bá và xúc tiến thương mại quốc gia với quy mô lớn nhằm khuyếch trương sản phẩm cá tra tại thị trường Nhật Bản.   
Mặc dù XK cá tra sang Nhật Bản hiện vẫn còn ở mức khiêm tốn, nhưng xu hướng gia tăng NK cá tra tại thị trường này trong những năm gần đây cho thấy nước này đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm cá tra.
Nhật Bản là một quốc đảo nên thủy sản cùng với các loại sản phẩm thủy sản chế biến từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong lối sống của người Nhật Bản. Tiêu thụ nội địa về thủy sản tại Nhật Bản luôn ở mức cao nhờ nhu cầu vững mạnh xuất phát từ truyền thống ẩm thực với các món ăn thủy sản tại nước này.
Tuy nhiên, nhu cầu NK thủy sản vào Nhật Bản đang có xu hướng chững lại, thậm chí sụt giảm, đặc biệt là nhóm hàng cá đông lạnh (mã HS0303), cá sống (mã HS0301), nhưng vẫn còn một số nhóm hàng có mức tăng không nhiều, trong đó có philê cá đông lạnh (mã HS0304).
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) NK philê cá đông lạnh (mã HS0304) vào Nhật Bản đạt khối lượng 503.266 tấn, tăng so với 491.489 tấn của năm 2011.
Trong số các nước XK phile cá đông lạnh (mã HS0304) vào Nhật Bản năm 2012, Mỹ là nước XK nhiều nhất khối lượng vào thị trường này đạt 117.990 tấn, tiếp đến là Nauy  65.146 tấn. Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 7 với khối lượng 24.930 tấn, tăng so với 23.991 tấn của năm 2011.
Trong nhóm hàng philê cá thịt trắng đông lạnh XK vào Nhật Bản, cá tra mặc dù có khối lượng XK vào Nhật Bản cao hơn so với cá rô phi nhưng mặt hàng này vẫn còn có vị trí khiêm tốn so với một số loài cá thịt trắng như cá minh thái Alaska, cá tuyết (Cod, Hake). Tuy nhiên, với việc ngày càng thắt chặt hạn ngạch khai thác một số loài cá thịt trắng này nhằm bảo vệ nguồn lợi thì rất có thể cá tra sẽ dần chiếm thị phần của các loài cá thịt trắng này trong tương lai, thậm chí có khả năng trở thành loài cá thịt trắng có khối lượng XK số 1 vào thị trường này.  
Thị trường Nhật Bản đang đi theo xu hướng của Châu Âu và Mỹ là muốn tìm mua thủy sản bền vững. Kết quả khảo sát thị trường Nhật Bản của Tổ chức môi trường Greenpeace cho thấy hầu hết người Nhật muốn sử dụng thủy sản được khai thác bền vững và được dán nhãn rõ ràng để giúp họ có đầy đủ thông tin về sản phẩm mà mình sẽ sử dụng. Chính vì vậy, việc cá tra đạt các chứng nhận bền vững sẽ là tiền đề thuận lợi hơn khi xâm nhập vào thị trường này.
Nguồn: VOV online
Mặc dù XK cá tra sang Nhật Bản hiện vẫn còn ở mức khiêm tốn, nhưng xu hướng gia tăng... 

Mặc dù XK cá tra sang Nhật Bản hiện vẫn còn ở mức khiêm tốn, nhưng xu hướng gia tăng NK cá tra tại thị trường này trong những năm gần đây cho thấy nước này đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm cá tra.
Người Nhật vốn tự hào và chỉ thích món ăn Nhật như sushi, sashimi, tempura, udon…. được chế biến chủ yếu từ nguyên liệu thủy sản như cá hồi, cá ngừ, tôm…. Các nhà hàng Nhật hầu hết thường phục vụ khách hàng một số món truyền thống của nước họ. Bên cạnh đó, cá biển cũng là sản phẩm được ưa chuộng từ nhiều năm nay. Họ có đủ loại cá biển nhưng từ ngày này qua năm nọ thì cũng chỉ bấy nhiêu loại cá đó thôi. Với món lạ như cá tra thì người Nhật khó lòng mà đụng đến nên sản phẩm này được đánh giá là khó có thể nằm trong thực đơn thường ngày của gia đình Nhật.
Tuy nhiên, đầu tháng 3 vừa qua, thật bất ngờ khi cá tra của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm giá trị gia tăng lại thu hút đông đảo người tiêu dùng Nhật Bản. Trong đó, cá tra tẩm bột được nhiều khách hàng quan tâm nhất trong số các sản phẩm thủy sản đến từ Việt Nam tại Hội chợ Thực phẩm Foodex Nhật Bản 2013.
Theo nhận định của DN, sản phẩm cá tra tẩm bột nói riêng và mặt hàng cá tra giá trị gia tăng nói chung có nhiều khả năng xâm nhập thị trường này trong tương lai nếu có các chương trình quảng bá và xúc tiến thương mại quốc gia với quy mô lớn nhằm khuyếch trương sản phẩm cá tra tại thị trường Nhật Bản.   
Mặc dù XK cá tra sang Nhật Bản hiện vẫn còn ở mức khiêm tốn, nhưng xu hướng gia tăng NK cá tra tại thị trường này trong những năm gần đây cho thấy nước này đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm cá tra.
Nhật Bản là một quốc đảo nên thủy sản cùng với các loại sản phẩm thủy sản chế biến từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong lối sống của người Nhật Bản. Tiêu thụ nội địa về thủy sản tại Nhật Bản luôn ở mức cao nhờ nhu cầu vững mạnh xuất phát từ truyền thống ẩm thực với các món ăn thủy sản tại nước này.
Tuy nhiên, nhu cầu NK thủy sản vào Nhật Bản đang có xu hướng chững lại, thậm chí sụt giảm, đặc biệt là nhóm hàng cá đông lạnh (mã HS0303), cá sống (mã HS0301), nhưng vẫn còn một số nhóm hàng có mức tăng không nhiều, trong đó có philê cá đông lạnh (mã HS0304).
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) NK philê cá đông lạnh (mã HS0304) vào Nhật Bản đạt khối lượng 503.266 tấn, tăng so với 491.489 tấn của năm 2011.
Trong số các nước XK phile cá đông lạnh (mã HS0304) vào Nhật Bản năm 2012, Mỹ là nước XK nhiều nhất khối lượng vào thị trường này đạt 117.990 tấn, tiếp đến là Nauy  65.146 tấn. Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 7 với khối lượng 24.930 tấn, tăng so với 23.991 tấn của năm 2011.
Trong nhóm hàng philê cá thịt trắng đông lạnh XK vào Nhật Bản, cá tra mặc dù có khối lượng XK vào Nhật Bản cao hơn so với cá rô phi nhưng mặt hàng này vẫn còn có vị trí khiêm tốn so với một số loài cá thịt trắng như cá minh thái Alaska, cá tuyết (Cod, Hake). Tuy nhiên, với việc ngày càng thắt chặt hạn ngạch khai thác một số loài cá thịt trắng này nhằm bảo vệ nguồn lợi thì rất có thể cá tra sẽ dần chiếm thị phần của các loài cá thịt trắng này trong tương lai, thậm chí có khả năng trở thành loài cá thịt trắng có khối lượng XK số 1 vào thị trường này.  
Thị trường Nhật Bản đang đi theo xu hướng của Châu Âu và Mỹ là muốn tìm mua thủy sản bền vững. Kết quả khảo sát thị trường Nhật Bản của Tổ chức môi trường Greenpeace cho thấy hầu hết người Nhật muốn sử dụng thủy sản được khai thác bền vững và được dán nhãn rõ ràng để giúp họ có đầy đủ thông tin về sản phẩm mà mình sẽ sử dụng. Chính vì vậy, việc cá tra đạt các chứng nhận bền vững sẽ là tiền đề thuận lợi hơn khi xâm nhập vào thị trường này.
Nguồn: VOV online