Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) ký ngày 08/3/2018 tại Santiago (Chile) và được Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 72/2018/QH14. Hiệp định đã có hiệu lực đối với các nước Australia; Canada: Nhật Bản; Mexico; New Zealand; Singapore và Peru. Theo đó, ngày 30/12/2022, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2022/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027, và áp dụng đối với các nước gồm Australia; Canada: Nhật Bản; Mexico; New Zealand; Singapore và Peru.
Theo công văn số 209/BCT-ĐB ngày 16/01/2023 của Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Malaysia và Chile phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Malaysia vào ngày 29/11/2022 và với Chile vào ngày 21/2/2023. Do đó, Bộ Tài chính đã xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đã thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027 để bổ sung quy định áp dụng đối với Malaysia và Chile.
Dự kiến Dự thảo này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu với đối tác khu vực CPTPP. Để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rất mong Quý doanh nghiệp đóng góp ý kiến đối với Nghị định mới này.
Các góp ý của Doanh nghiệp xin gửi về Trung tâm WTO và Hội nhập trước ngày 07/05/2023 qua email hoặc qua đường bưu điện tới:
Trung tâm WTO và Hội nhập
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024-35771458
Email: banthuky@trungtamwto.vn
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Doanh nghiệp.
Toàn văn Dự thảo Nghị định được đính kèm dưới đây:
- Ông Trump nêu điều kiện để dỡ bỏ thuế quan áp lên Trung Quốc
- Ông Trump tìm cách trấn an người Mỹ về cuộc chiến thuế quan
- Tận dụng FTA giúp doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng
- Trung Quốc âm thầm miễn thuế quan trả đũa với một số hàng hóa Mỹ
- Cấp thiết ‘siết’ xuất xứ để bảo vệ hàng Việt, giảm rủi ro thuế quan