Giải quyết tranh chấp số DS345

14/05/2013    1825

Hoa Kỳ -  Thủ tục ký quỹ hải quan đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ

Nguyên đơn:

Ấn Độ

Bị đơn:

Hoa Kỳ

Các bên thứ ba:

Braxin; Trung Quốc; EU; Nhật Bản; Thái Lan

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định SCM: Điều 1101417.117.217.417.519.3,19.432.132.5
Hiệp định Thành lập WTO: Điều  XVI:4
Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều 17.17.27.47.59.19.29.32.2,18.118.418.52.32.4
GATT 1994: Điều  VI:2IIIII:1VIVI:3X,X:1X:2XIXIII

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn

06/06/2006

Ngày lưu hành Báo cáo của Ban Hội thẩm

29/02/2008

Ngày lưu hành Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm

16/07/2008

Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật đến ngày 24/02/2010

Tham vấn

Ngày 06/06/2006, Ấn Độ yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ liên quan đến Chỉ thị Ký quỹ sửa đổi và mức ký quỹ gia tăng mà Hoa Kỳ áp dụng đối với tôm nước ấm đông lạnh (frozen warmwater shrimp) nhập khẩu từ Ấn Độ vì cho rằng việc này đã vi phạm:

-       Điều 1, 7.1, 7.2, 7.4, 7.5, 9.2, 9.3, 9.3.1, 18.1 và 18.5 của Hiệp định ADA

-       Điều I, II, III, VI:2, VI:3 (bao gồm cả Ghi chú 1, Đoạn 2 và 3 của Điều VI), X, XI và XIII của GATT 1994; và

-       Điều 10, 17.4, 17.5, 19.3, 19.4, 32.1 và 32.5 của Hiệp định SCM

Ngày 21/06/2006, Braxin, Trung Quốc và Thái Lan yêu cầu được tham gia vào cuộc tham vấn với tư cách các bên thứ ba và đã được Hoa Kỳ chấp thuận.

Giai đoạn Hội thẩm

Tham vấn không thành công, do đó, ngày 13/10/2006, Ấn Độ yêu cầu DSB thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp vụ việc này. Tại cuộc họp ngày 26/10/2006, DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Tuy nhiên, Ban Hội thẩm đã được thành lập sau đó tại cuộc họp của DSB ngày 21/10/2006.

Braxin, Trung Quốc, EC, Nhật Bản và Thái Lan yêu cầu được tham gia vào vụ kiện với tư cách Các bên thứ ba.

Do hai bên không thể thống nhất được về thành phần của Ban Hội thẩm, ngày 19/01/2007, Ấn Độ đã yêu cầu Tổng Giám đốc WTO chỉ định thành viên cho Ban Hội thẩm. Ngày 26/01/2007, thành phần của Ban Hội thẩm đã được xác định.

Ngày 27/07/2007, Chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSB rằng họ không thể hoàn thành công việc trong vòng 6 tháng kể từ ngày thành lập theo như quy định do bản chất và phạm vi của vụ tranh chấp, không kể những lý do khác.

Ngày 29/02/2008, Ban Hội thẩm hoàn thành Báo cáo giải quyết tranh chấp và gửi tới tất cả các thành viên WTO. Trong đó, Ban Hội thẩm:

-       Bác bỏ các khiếu nại của Ấn Độ liên quan đến các quy định pháp luật của Hoa Kỳ cho phép áp dụng mức ký quỹ gia tăng (EBR) và các công cụ bao gồm Chỉ thị Ký quỹ liên tục (CBD) sửa đổi của Hoa Kỳ vi phạm các Điều 1, 7.1(iii), 7.2, 7.4, 9.1, 9.2, 9.3 (bao gồm 9.3.1), 18.1 và 18.4 của Hiệp định ADA; Điều 10, 17.1(c), 17.2, 17.4, 19.2, 19.3, 19.4 và 32.1 của Hiệp định SCM, Điều VI:2 và VI:3 của GATT 1994; và Ghi chú của nó.

-       Ủng hộ các khiếu nại của Ấn Độ về:

+ việc Hoa Kỳ áp dụng EBR đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ là không phù hợp với các Điều 1 và 18.1 của hiệp định ADA và Ghi chú của nó;

+ việc áp dụng EBR đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ trước khi áp dụng lệnh áp thuế chống bán phá giá là vi phạm Điều 7.2 của Hiệp định ADA

+ việc Hoa Kỳ không thông báo CBD sửa đổi cho Ủy ban về Chống bán phá giá và Chống trợ cấp của WTO là vi phạm Điều 18.5 của Hiệp định ADA và Điều 32.6 của Hiệp định SCM.

-       Bác bỏ lập luận của Hoa Kỳ rằng việc áp dụng EBR phù hợp với Điều XX(d) của GATT 1994.

Do đó, Ban Hội thẩm quyết định đưa ra từng phán quyết riêng rẽ đối với các khiếu nại của Ấn Độ:

-       Việc áp dụng EBR đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ trước khi áp dụng lệnh áp thuế chống bán phá giá là vi phạm Điều 7.1(iii), 7.4 và 7.5 của Hiệp định ADA

-       Việc áp dụng EBR đối với tôm nhập khẩu của Ấn Độ là vi phạm Điều I:1, II:1(a) và (b), X(3)(a), XI:1 và XIII của GATT 1994

-       Các quy định pháp luật của Hoa Kỳ cho phép áp dụng EBR và các công cụ bao gồm CBD sửa đổi là vi phạm các Điều I:1, II:1(a) và (b), X(3)(a), XI:1 và XIII của GATT 1994.

Ban Hội thẩm khuyến nghị Hoa Kỳ sửa đổi các biện pháp của mình cho phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp định ADA và GATT 1994.

Giai đoạn Phúc thẩm

Ngày 17/04/2008, Ấn Độ thông báo quyết định kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm của WTO một số vấn đề pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban Hội thẩm. Ngày 29/04/2008, Hoa Kỳ cũng thông báo quyết định kháng cáo của mình. Theo các yêu cầu này từ các bên, Cơ quan Phúc thẩm tiến hành xem xét vấn đề tranh chấp cùng với các vấn đề kháng cáo trong vụ WT/DS 343

Ngày 10/06/2008, Chủ tịch Cơ quan Phúc thẩm thông báo với DSB rằng họ không thể hoàn thành công việc trong vòng 60 ngày do cần thêm thời gian để hoàn thành và biên dịch báo cáo. Cơ quan Phúc thẩm dự kiến hoàn thành công việc việc trước ngày 16/07/2008.

Đến ngày 16/07/2008, Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được gửi tới tất cả các thành viên WTO. Trong đó, Cơ quan Phúc thẩm:

-       ủng hộ kết luận của Ban Hội thẩm yêu cầu an toàn dẫn đến việc áp dụng EBR đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Ấn Độ là “không hợp lý”

-       đồng tình với kết luận của Ban Hội thẩm rằng CBD sửa đổi, mà trên cơ sở đó EBR được áp dụng, là không vi phạm Điều 1 và 18.1 của Hiệp định ADA và Điều 10 và 32.1 của Hiệp định SCM.

-       đồng ý với kết luận của Ban Hội thẩm rằng CBD sửa đổi, mà trên cơ sở đó EBR được áp dụng, “bản thân nó” và “việc áp dụng nó” không vi phạm Điều 9.1, 9.2, 9.3 và 9.3.1 của Hiệp định ADA và “bản thân nó” không vi phạm các Điều 19.2, 19.3 và 19.4 của Hiệp định SCM.

-       cho rằng với mục đích giải quyết tranh chấp vụ việc này thì không cần thiết phải đưa ra thêm kết luận nào về các khiếu nại của Ấn Độ rằng CBD sửa đổi vi phạm Điều 18.4 của Hiệp định ADA và Điều 32.5 của Hiệp định SCM.

-       đồng ý với các kết luận của Ban Hội thẩm rằng việc áp dụng EBR đối với tôm Ấn Độ là “không cần thiết” theo Điều XX(d) của GATT 1994; và do đó, không đưa ra quan điểm của mình về việc liệu rằng Hoa Kỳ có được tiến hành một biện pháp phòng vệ theo Điều XX(d) của GATT 1994 hay không.

Do đó, Cơ quan Phúc thẩm đồng tình với kết luận của Ban Hội thẩm rằng việc áp dụng EBR đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ là vi phạm Điều 18.1 của Hiệp định ADA bởi vì nó vi phạm Ghi chú của Điều VI:2 và 3 của GATT 1994.

Cơ quan Phúc thẩm khuyển nghị DSB yêu cầu Hoa Kỳ sửa đổi các biện pháp của mình cho phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo các Hiệp định ADA và GATT 1994.

Tại cuộc họp ngày 01/08/2008, DSB đã thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Báo cáo của Ban Hội thẩm đã được sửa đổi.

Thực thi

Ngày 31/10/2008, Hoa Kỳ và Ấn Độ thông báo với DSB rằng họ đã đạt được thỏa thuận về khoảng thời gian hợp lý để Hoa Kỳ thực thi các phán quyết và khuyến nghị của DSB là 8 tháng, hết hạn ngày 01/04/2009.

Tại cuộc họp của DSB ngày 20/04/2009, Hoa Kỳ thông báo họ đã gửi lên Ủy ban Thực tiễn về Chống bán phá giá và Ủy ban về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng tài liệu liên quan đến các yêu cầu kỹ quỹ bổ sung phù hợp với các phán quyết của Ban Hội thẩm. Do đó, Hoa Kỳ cho rằng họ đã tuân thủ các phán quyết và khuyến nghị của DSB. Ấn Độ nói rằng họ sẽ chờ xem các bước tiếp theo Hoa Kỳ sẽ thực hiện thực tế như thế nào.