Vòng đàm phán FTA EU- Việt Nam thứ ba: Phải chốt được nhiều vấn đề

12/03/2013    130
Phải chốt được nhiều vấn đề
06:57:00 09/03/2013 (GMT+7)  
Vòng đàm phán thứ ba, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (FTA EU- VN) sẽ diễn ra ngày 22/4/2013. Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương, Cao ủy Thương mại Ủy ban châu Âu Karel De Gucht cho hay: “Đàm phán FTA EU- VN sẽ kết thúc trong năm tới”. 
Vòng đàm phán thứ 2 FTA EU- VN đã đạt những kết quả quan trọng nào, thưa ông? 
Trong 2 vòng đàm phán đầu, chúng tôi chủ yếu tập trung vào vấn đề luật lệ, tức là cách thức tiếp cận trung đối với một loạt các vấn đề mà hai bên quan tâm: Mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), mở cửa thị trường... Chúng tôi cũng có những trao đổi thông tin và đàm phán về hàng hóa và dịch vụ. 
Quan trọng nhất của 2 vòng đàm phán đầu tiên là xác định được những khó khăn, thách thức. Ví dụ về phía VN, giải quyết vấn đề liên quan đến DNNN như thế nào?.
 
Thưa ông, nội dung nào sẽ được EU đưa ra trong vòng đàm phán thứ 3? 
 
Vòng đàm phán thứ 3, chúng tôi sẽ có trao đổi rất cụ thể về hàng hóa, mua sắm công. Tôi đã có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, chúng tôi quyết định đàm phán FTA EU- VN sẽ kết thúc trong năm tới.
 
Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi cũng bàn thảo, đưa ra một loạt những vấn đề phải chốt được vào cuối năm nay. Hai phía đã có quyết tâm rất cao. Thảo luận của tôi với các nhà lãnh đạo Việt Nam tập trung vào những thông điệp rất rõ ràng. Đó là, Việt Nam cần mở cửa nền kinh tế hơn nữa, để đạt được một FTA đầy tham vọng. 
 
EU vừa tuyên bố kế hoạch đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại, đầu tư xuyên Đại Tây Dương với Mỹ và FTA với Thái Lan. Liệu EU có đủ năng lực, khi cùng lúc đàm phán khá nhiều FTA?
 
Chúng tôi có nguồn lực đầy đủ để có thể kết thúc đàm phán FTA với Việt Nam vào năm 2014. EU đang triển khai đàm phán FTA với nhiều đối tác, song điều đó không có nghĩa là không quan tâm đầy đủ tới Việt Nam. Chúng tôi đã dự trù và sẽ làm tất cả những việc cần thiết để xúc tiến và thúc đẩy tiến trình này. 
Mỹ vừa quyết định cắt giảm 85 tỷ USD ngân sách, nhiều ý kiến lo ngại sẽ tác động đến kinh tế thế giới và EU. Theo ông, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu của Việt Nam? 
 
Những gì diễn ra ở Mỹ là trách nhiệm của Chính phủ, nhưng nó tùy thuộc hoàn toàn và rất lớn vào việc cắt giảm ở phần nào của ngân sách Chính phủ Mỹ. Chúng ta phải chờ xem biện pháp cắt giảm sẽ diễn ra ở đâu, tác động thế nào tới tiêu dùng ở Mỹ. 
 
Tuy nhiên, tôi không nghĩ nó tác động mạnh tới phần còn lại của thế giới, dù có thể tác động mạnh đến tăng trưởng và thương mại của Mỹ. Chúng ta không nên trầm trọng hóa, bi quan hóa những vấn đề này, bởi tôi nghĩ, nó không có tác động mang tính hủy diệt đối với nền kinh tế thế giới. 
 
Có thể do tiêu dùng Mỹ giảm sẽ tạo sức ép đối với xuất khẩu của Việt Nam. Khi đó, có khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu sẽ tăng theo vì lý do tiếp cận với thị trường Mỹ khó khăn hơn. Trong trường hợp đó, xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ tăng theo đối với những phần khác trên thế giới ngoài nước Mỹ.
 
Chúng ta nhìn tới xu hướng bền vững trong tương lai dài hạn và xu hướng bền vững này cần được đặt trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam - EU, làm sao có được một cái khung đem lại lợi ích chung cho cả Việt Nam và EU, làm sao sự tăng trưởng đó được kiểm soát một cách bền vững. Đó chính là cái đích mà chúng tôi hướng tới khi đàm phán. 
 
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn

Vòng đàm phán thứ ba, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (FTA EU- VN) sẽ diễn ra ngày 22/4/2013. Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương, Cao ủy Thương mại Ủy ban châu Âu Karel De Gucht cho hay: “Đàm phán FTA EU- VN sẽ kết thúc trong năm tới”. 

Vòng đàm phán thứ 2 FTA EU- VN đã đạt những kết quả quan trọng nào, thưa ông? 

Trong 2 vòng đàm phán đầu, chúng tôi chủ yếu tập trung vào vấn đề luật lệ, tức là cách thức tiếp cận trung đối với một loạt các vấn đề mà hai bên quan tâm: Mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), mở cửa thị trường... Chúng tôi cũng có những trao đổi thông tin và đàm phán về hàng hóa và dịch vụ. 

Quan trọng nhất của 2 vòng đàm phán đầu tiên là xác định được những khó khăn, thách thức. Ví dụ về phía VN, giải quyết vấn đề liên quan đến DNNN như thế nào?.

Thưa ông, nội dung nào sẽ được EU đưa ra trong vòng đàm phán thứ 3? 

Vòng đàm phán thứ 3, chúng tôi sẽ có trao đổi rất cụ thể về hàng hóa, mua sắm công. Tôi đã có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, chúng tôi quyết định đàm phán FTA EU- VN sẽ kết thúc trong năm tới.

Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi cũng bàn thảo, đưa ra một loạt những vấn đề phải chốt được vào cuối năm nay. Hai phía đã có quyết tâm rất cao. Thảo luận của tôi với các nhà lãnh đạo Việt Nam tập trung vào những thông điệp rất rõ ràng. Đó là, Việt Nam cần mở cửa nền kinh tế hơn nữa, để đạt được một FTA đầy tham vọng. 

EU vừa tuyên bố kế hoạch đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại, đầu tư xuyên Đại Tây Dương với Mỹ và FTA với Thái Lan. Liệu EU có đủ năng lực, khi cùng lúc đàm phán khá nhiều FTA?

Chúng tôi có nguồn lực đầy đủ để có thể kết thúc đàm phán FTA với Việt Nam vào năm 2014. EU đang triển khai đàm phán FTA với nhiều đối tác, song điều đó không có nghĩa là không quan tâm đầy đủ tới Việt Nam. Chúng tôi đã dự trù và sẽ làm tất cả những việc cần thiết để xúc tiến và thúc đẩy tiến trình này.

Mỹ vừa quyết định cắt giảm 85 tỷ USD ngân sách, nhiều ý kiến lo ngại sẽ tác động đến kinh tế thế giới và EU. Theo ông, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu của Việt Nam? 

Những gì diễn ra ở Mỹ là trách nhiệm của Chính phủ, nhưng nó tùy thuộc hoàn toàn và rất lớn vào việc cắt giảm ở phần nào của ngân sách Chính phủ Mỹ. Chúng ta phải chờ xem biện pháp cắt giảm sẽ diễn ra ở đâu, tác động thế nào tới tiêu dùng ở Mỹ. 

Tuy nhiên, tôi không nghĩ nó tác động mạnh tới phần còn lại của thế giới, dù có thể tác động mạnh đến tăng trưởng và thương mại của Mỹ. Chúng ta không nên trầm trọng hóa, bi quan hóa những vấn đề này, bởi tôi nghĩ, nó không có tác động mang tính hủy diệt đối với nền kinh tế thế giới. 

Có thể do tiêu dùng Mỹ giảm sẽ tạo sức ép đối với xuất khẩu của Việt Nam. Khi đó, có khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu sẽ tăng theo vì lý do tiếp cận với thị trường Mỹ khó khăn hơn. Trong trường hợp đó, xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ tăng theo đối với những phần khác trên thế giới ngoài nước Mỹ.

Chúng ta nhìn tới xu hướng bền vững trong tương lai dài hạn và xu hướng bền vững này cần được đặt trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam - EU, làm sao có được một cái khung đem lại lợi ích chung cho cả Việt Nam và EU, làm sao sự tăng trưởng đó được kiểm soát một cách bền vững. Đó chính là cái đích mà chúng tôi hướng tới khi đàm phán. 

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn