Giải quyết tranh chấp số DS211

09/03/2010    192

Ai Cập - Biện pháp chống bán phá giá cuối cùng đối với thép cây nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ


Tiêu đề:

Ai Cập — Thép cây

Nguyên đơn:

Thổ Nhĩ Kỳ

Bị đơn:

Ai Cập

Các bên thứ ba:

Chile; Cộng đồng Châu Âu; Nhật Bản; Hoa Kỳ

Các hiệp định có liên quan (được nêu ra trong yêu cầu tham vấn):

Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Phụ lục I, Phụ lục II, Điều 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 6.1, 6.2, 6.7, 6.8, 2, 2.2, 2.4; GATT 1994: Điều X, X:3

Yêu cầu tham vấn ngày:

06 tháng 11 năm 2000

Báo cáo của Ban Hội thẩm ban hành ngày:

08 tháng 08 năm 2002

Bản tóm tắt cập nhật về vụ kiện 
Bản tóm tắt được cập nhật ngày 24 tháng 02 năm 2010
Thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm
Do Thổ Nhĩ Kỳ khởi kiện 
Ngày 21/10/1999, Ai Cập ban hành Báo cáo cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá chính thức áp dụng đối với thép rebar nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ từ 22,63 – 61%. Ngày 06/11/2000, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu tham vấn với Ai Cập về cuộc điều tra chống bán phá trên. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng:

  • Trong cuộc điều tra, Ai Cập đã không thiệt lập được các bằng chứng thích đáng, hợp lý và dựa trên những bằng chứng chủ quan, thiếu công bằng để xác định việc bán phá giá cũng như thiệt hại.
  • Trong điều tra về thiệt hại đáng kể hay đe doạ gây ra thiệt hại đáng và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi phá giá, Ai Cập đã vi phạm các Điều 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 6.1 và 6.2 của Hiệp định ADA; và
  • Trong điều tra các giao dịch bán hàng với giá thấp hơn giá trị thông thường, Ai Cập đã vi phạm Điều X:3 của GATT 1994, cũng như các Điều 2.2, 2.4, 6.1, 6.2, 6.6, 6.7 và 6.8, và Phụ lục II, đoạn 1, 3, 5, 6 và 7 và Phụ lục I, đoạn 7 của Hiệp định ADA.

Tham vấn giữa hai bên không thành công, do đó, ngày 03/05/2001, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu DSB thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 16/05/2001, DSB  trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 20/06/2001, DSB đã quyết định thành lập Ban Hội thẩm sau yêu cầu lần thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ .Ngày 18/07/2001, thành phần của Ban Hội thẩm đã được xác định.
Chile, EC, Nhật và Hoa Kỳ yêu cầu được tham gia vào vụ kiện với tư cách là bên thứ ba.
Ngày 08/08/2002, Ban Hội thẩm gửi Báo cáo tới các Thành viên trong đó kết luận:
Ai Cập không vi phạm:

  1. Điều 3.4 của Hiệp định ADA: Thổ Nhĩ Kỳ không chứng minh được rằng Cơ quan điều tra của Ai Cập đã được yêu cầu kiểm tra và đánh giá một số nhân tố cụ thể mà Thổ Nhĩ Kỳ xác định là “các nhân tố liên quan ảnh hưởng tới tình trạng của ngành sản xuất trong nước”;
  2. Điều 3.2 của Hiệp định ADA: Thổ Nhĩ Kỳ không chứng minh được rằng Cơ quan điều tra của Ai Cập có nghĩa vụ tiến hành phân tích sự giảm giá theo cách mà Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu;
  3. Điều 3.1 của Hiệp định ADA: Thổ Nhĩ Kỳ không chứng minh được rằng Cơ quan điều tra Ai Cập đã đưa ra kết luận về sự giảm giá mà không dựa trên các chứng cứ xác thực.
  4. Điều 6.1 và 6.2 của Hiệp định ADA liên quan đến việc Ai Cập đã không thông báo cho các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ về việc  thay đổi  phạm vi điều tra từ điều tra nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể sang  điều tra thiệt hại thiệt hại đáng kể
  5. Điều 3.1 và 3.5 của Hiệp định ADA: Thổ Nhĩ Kỳ không chứng minh được rằng Cơ quan điều tra Ai Cập đã vi phạm các yêu cầu về bằng chứng xác thực quy định tại Điều 3.1 khi không điều tra khách quan các bằng chứng về hàng nhập khẩu và các ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước, và do đó cũng không chứng minh được rằng Ai Cập đã vi phạm  Điều 3.5 về chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại gây ra đối với ngành sản xuất trong nước;
  6. Điều 3.5 của Hiệp định ADA:  Thổ Nhĩ Kỳ đã không chứng minh được rằng những đánh giá của Cơ quan điều tra Ai Cập về khả năng có thể gây ra thiệt hại của các nhân tố khác ngoài nhân tố hàng nhập khẩu bán phá giá là vi phạm Điều 3.5;
  7. Điều 3.1 và 3.5 của Hiệp định ADA: Thổ Nhĩ Kỳ không chứng minh được rằng theo quy định tại Điều 3.1 và 3.5, Cơ quan điều tra Ai Cập phải tiến hành phân tích và đưa ra kết luận về việc hàng nhập khẩu có gây thiệt hại  “thông quatác động của phá giá” hay không;
  8. Điều 6.8 và đoạn 5,Phụ lục II, Hiệp định ADA: Cơ quan điều tra của Ai Cập đã khách quan và công bằng khi cho rằng 3 nhà xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã không cung cấp những thông tin cần thiết và do đó phải sử dụng đến các thông tin sẵn có  để tính toán chi phí sản xuất của 03 nhà xuất khẩu này;
  9. Điều 6.1.1 của Hiệp định ADA: yêu cầu cung cấp thông tin  không có nghĩa là một “bảng câu hỏi” theo Điều này, và do đó, khoảng thời gian tối thiểu theo quy định tại Điều 6.1.1 không áp dụng đối với yêu cầu cung cấp thông tin này;
  10. Điều 6.2 hay đoạn 6, Phụ lục II, Hiệp định ADA, liên quan đến yêu cầu ngày 19/08/1999 của Cơ quan điều tra Ai Cập về việc cung cấp thông tin, Thổ Nhĩ Kỳ đã không chứng minh được rằng thời hạn cung cấp thông tin theo yêu cầu của Cơ quan này là không hợp lý hoặc, vì thế, Cơ quan điều tra Ai Cập đã không cho các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội đầy đủ để tự bảo vệ lợi ích của mình;
  11. Điều 6.2 , hay đoạn 6, Phụ lục II, Hiệp định ADA, liên quan đến yêu cầu ngày 23/09/1999 về việc cung cấp thông tin, Thổ Nhĩ Kỳ đã không chứng minh được rằng thời hạn cung cấp thông tin theo yêu cầu của Cơ quan điều tra Ai Cập là không hợp lý hoặc, vì thế, Cơ quan điều tra Ai Cập đã không cho các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội đầy đủ để tự bảo vệ lợi ích của mình;
  12. Đoạn 3,Phụ lục II, Hiệp định ADA: bởi vì quy định này không áp dụng cho việc lựa chọn thông tin làm “thông tin sẵn có”;
  13. Đoạn 7, Phụ lục II, Hiệp định ADA: Thổ Nhĩ Kỳ không chứng minh được rằng Cơ quan điều tra Ai Cập đã không “đặc biệt thận trọng” khi tính toán tỉ lệ lạm phát hiện thời ở Thổ Nhĩ Kỳ mà sử dụng số liệu 5%/tháng do một bị đơn cung cấp;
  14. Điều 6.7, đoạn 7,Phụ lục I và đoạn 1 và 6,Phụ lục II, Hiệp định ADA : Thổ Nhĩ Kỳ đã không chứng minh được rằng những điều khoản này quy định những nghĩa vụ mà theo đó Ai Cập phải thực hiện, VD:Thổ Nhĩ Kỳ đã không chứng minh được rằng (i) cơ quan điều tra bắt buộc  phải tiến hành thẩm tra “tại chỗ”  thông tin do các bên đệ trình , (ii) cơ quan điều tra không được yêu cầu cung cấp thêm thông tin trong suốt quá trình điều tra, (ii) cơ quan điều tra đã xâm hại nghiêm trọng quyền lợi của các nhà xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, hay (iii) Cơ quan điều tra đã không tạo “cơ hội cung cấp thêm các lập luận giải thích” cho các nhà xuất khẩu;
  15. Điều 2.4 của Hiệp định ADA: Thổ Nhĩ Kỳ không chứng minh được rằng Cơ quan điều tra Ai cập đã áp dụng các yêu cầu khắt khe về cung cấp chứng cứ của điều khoản trên đối với  yêu cầu cung cấp các thông tin về chi phí trong thư gửi ngày 19/08/1999. Thổ Nhĩ Kỳ cũng không chứng minh được rằng yêu cầu đó đã gây ra khó khăn bất hợp lý cho các bị đơn trong việc cung cấp bằng chứng; 
  16. Điều 6.2 và đoạn 6 của Phụ lục II, Hiệp định ADA: Thổ Nhĩ Kỳ không chứng minh được rằng Cơ quan điều tra Ai Cập đã từ chối yêu cầu tham vấn của các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ;
  17. Điều 2.4 của Hiệp định ADA: Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra được một trường hợp thực tế để chứng minh Cơ quan điều tra của Ai Cập đã vi phạm điều khoản trên khi không thực hiện việc điều chỉnh về giá trị thông thường cho những khác biệt về điều kiện bán hàng.
  18. Điều 2.2.1.1 và 2.2.2 của Hiệp định ADA: Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra được một trường hợp thực tế để chứng minh rằng Cơ quan điều tra Ai Cập đã vi phạm những điều khoản trên khi quyết định không bù lợi tức khi tính chi phí sản xuất và trị giá tính toán; và
  19. Điều X:3 của GATT 1994: Thổ Nhĩ Kỳkhông chứng minh được rằng Ai Cập đã thực thi các luật, quy định, quyết định hay nguyên tắc liên quan của mình một cách không thống nhất, không công bằng hay không hợp lý khi quyết định không chấp nhận đề nghị của một số bị đơn muốn đến hội đàm tại Cairo với Cơ quan điều tra.

Ai Cập vi phạm:

  1. Điều 3.4 của Hiệp định ADA: khi thu thập dữ liệu về các nhân tố gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra Ai Cập đã không xét tất cả các nhân  tố được liệt kê tại Điều 3.4, cụ thể là các nhân tố năng suất, tác động tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đối với dòng lưu chuyển tiền tệ, việc làm, tiền lương và khả năng huy động vốn hay đầu tư; và
  2. Điều 6.8 và đoạn 6 của Phụ lục II, Hiệp định ADA: sau khi nhận được thông tin của hai nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ và đã xác nhận lại   là cần thiết , Cơ quan điều tra Ai Cập mới phát hiện ra rằng hai công ty này đã không cung cấp những thông tin cần thiết; tuy nhiên sau đó, Cơ quan này đã  không thông báo lại với họ về phát hiện của mình và do đó không cho họ cơ hội cung cấp thêm các giải thích trước khi phải sử dụng đến các thông tin sẵn có

Đối với những khiếu nại của Thổ Nhĩ Kỳ không được đề cập đến ở trên, Ban Hội thẩm kết luận:

  1. Khiếu nại, hoặc không thuộc điều khoản tham chiếu (khiếu nại theo Điều 17.6(i) Hiệp định ADA Điều X:3 GATT 1994 liên quan đến việc chọn thông tin sẵn có), hoặc bị Thổ Nhĩ Kỳ bỏ qua  (khiếu nại theo Điều X:3 liên quan đến việc sử dụng thông tin sẵn có); hay
  2. Dựa trên những phán quyết về các vấn đề trước đó, không cần thiết hoặc không thích hợp để đưa ra các kết luận nữa.

Ban Hội thẩm khuyến nghị Ai Cập sửa đổi các biện pháp chống phá giá cuối cùng mà nước này áp dụng đối với thép rebar nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ cho phù hợp với các Điều khoản liên quan của Hiệp định ADA
Ngày 01/10/2002, DSB thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm.
Tình hình thực thi quyết định giải quyết tranh chấp của DSB
Ngày 14/11/2002, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ thông báo với Chủ tịch DSB rằng hai bên đã đạt được thoả thuận về khoảng thời gian hợp lý để Ai Cập thực thinhững khuyến nghị và phán quyết của DSB là không quá 9 tháng, tức là từ ngày 01/11/ 2002 đến ngày 31/07/2003.