Giải quyết tranh chấp số DS326

09/03/2010    271

EC – Biện pháp tự vệ cuối cùng đối với mặt hàng cá hồi nhập khẩu từ Chi lê

Tiêu đề:

 

Nguyên đơn:

Chile

Bị đơn:

EC

Các bên thứ ba:

 

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn):

Các biện pháp tự vệ: Điều 4, 5, 2; GATT 1994: Điều XIX:1

Yêu cầu tham vấn ngày:

08 tháng 02 năm 2005

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 24 tháng 02 năm 2010

Vụ kiện không được giải quyết/ Chưa đưa ra giải quyết.

Do Chilê khởi kiện

Ngày 08 tháng 02 năm 2005, Chilê yêu cầu tham vấn với EC (EC) về biện pháp tự vệ cuối cùng đối với mặt hàng cá hồi nhập khẩu theo Quyết định số 206/2005 của EC được công bố tại Công báo chính thức của Liên minh Châu Âu ngày 05 tháng 02 năm 2005. Biện pháp này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 02 năm 2005 đến ngày 13 tháng 08 năm 2008. Biện pháp này bao gồm:

    * Hệ thống hạn ngạch thuế quan tính trên cơ sở hàng cá hồi nhập khẩu vào EC trước đây. Lượng cá hồi nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch thuế quan sẽ phải chịu thêm mức thuế theo xếp loại nhóm.

    * Áp dụng mức giá tối thiểu đối với lượng hàng nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch

    * Người nhập khẩu được đảm bảo thanh toán với giá nhập khẩu thực tế

Ngày 10 tháng 01 năm 2005, EC thông báo với WTO các kết luận về thiệt hại nghiêm trọng và biện pháp tự vệ đề xuất đối với cá hồi (Văn bản số G/SG/N/8/EEC/3, G/SG/N/10/EEC/3 và G/SG/N/11/EEC/3/PL.1).

Theo thông tin cung cấp trong yêu cầu tham vấn, lần tham vấn trước Chi lê yêu cầu tham vấn với EC theo Điều khoản 12.3 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ. Tham vấn trước diễn ra tại Bruxel ngày 20 tháng 01 năm 2005.

Chi lê cho rằng việc yêu cầu tham vấn biện pháp tự vệ cuối cùng đối với cá hồi của EC không phù hợp nghĩa vụ theo các cam kết WTO và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xuất khẩu cá hồi của Chi lê vào EC bởi:

    * Không có định nghĩa thích hợp về hàng hóa chịu áp đặt biện pháp này và các hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp, bởi vì cá hồi đông lạnh khác với cá hồi tươi do EC sản xuất.

    * Hàng nhập khẩu gia tăng không thuộc diện gia tăng bất thường như theo qui định của Điều khoản  XIX GATT 1994.

    * Mức độ tăng và tốc độ tăng của hàng nhập khẩu không đáng kể và đủđột biến để gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nội địa theo qui định của Điều khoản XIX GATT 1994 và Điều khoản 2.1 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ. Hàng nhập khẩu tăng không liên quan tới ngành sản xuất nội địa.

    * Không có thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nội địa và phán quyết về thiệt hại của cơ quan điều tra dựa trên những cáo buộc từ phía ngành công nghiệp nội địa và dựa trên những phỏng đoán thiếu căn cứ. Điều này vi phạm Điều khoản 4.2(a) của Hiệp định về Biện pháp tự vệ.

    * Do không có thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng từ việc gia tăng hàng nhập khẩu, các biện pháp tự vệ không phù hợp với Điều khoản 4.2(b) của Hiệp định về Biện pháp tự vệ

    * Cuối cùng không cần thiết phải sử dụng biện pháp tự vệ áp đặt lên hàng cá hồi nhập khẩu nhằm ngăn chặn hoặc bù đắp cho những thiệt hại nghiêm trọng và đưa ra điều chỉnh thích hợp, theo qui định của Điều khoản 5 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ

Ngày 18 tháng 02 năm 2005, Nauy yêu cầu tham gia vào cuộc tham vấn. Ngày 15 tháng 03 năm 2005, EC chấp nhận yêu cầu này của Nauy.

Ngày 12 tháng 05 năm 2005, Chi lê chính thức rút yêu cầu tham vấn và chấm dứt kiện tụng khi biện pháp tự vệ được dỡ bỏ ngày 27 tháng 04 năm 2005.