Các nhà sản xuất hàng dệt kim của Mỹ yêu cầu áp dụng quy tắc xuất xứ linh hoạt hơn trong TPP

25/09/2012    84

Ngày 9/9/2012, các nhà sản xuất tất và dệt kim của Mỹ, do Hiệp hội Dệt kim (THA) đại diện đã yêu cầu chính quyền Obama xem xét lại quan điểm của Mỹ trong TPP thông qua đề xuất một quy tắc xuất xứ, mà theo quy tắc này các mặt hàng tất và dệt kimcủa Mỹ vẫn đáp ứng được điều kiện hưởng thuế quan ưu đãi theo TPP ngay cả khisử dụng nguyên liệu sợi có xuất xứ từ bên ngoài khu vực TPP.

Trong một tờ rơi phát tại một sự kiện của các bên liên quan bên lề vòng đàm phán thứ 14 của TPP, THA đã kêu gọi Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) sử dụng quy tắc “móc và đan” cho những sản phẩm tất và dệt kim nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc nếu sản phẩm cuối cùng của mặt hàng tất hoặc dệt kim được hình thành tại một quốc gia TPP, thì chúng sẽ hội tụ đủ điều kiện để được hưởng ưuđãi thuế quan, bất kể nơi sợi được sản xuất (theo một nguồn tin ngành).

Đề xuất này sẽ cho phép các nhà sản xuất  hàng dệt kim Mỹ có thể sử dụng sợi acrylic, len và sợi đàn hồi từ các nước bên ngoài khu vực TPP mà vẫn được hưởngưu đãi thuế quan cho những sản phẩm tất và hàng dệt may cuối cùng. Theo một nguồn tin ngành, ngoại lệ duy nhất của quy tắc này là sợi bông và/hoặc polyester, những loại sợi này vẫn phải có xuất xứ trong khu vực thì sản phẩm cuối cùng mới đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP.

Theo một nguồn tin, THA đã đưa ra đề xuất này với USTR tuần trước, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi. Nhìn chung, đề xuất này của THA sẽ tạo ra một quy tắc xuất xứ linh hoạt hơn quy tắc nghiêm ngặt “từ sợi trở đi” mà Mỹ đã đưa ra trong các cuộc đàm phán TPP. Nguyên tắc “từ sợi trở đi” yêu cầu tất cả các yếu tố đầu vào, bắt đầu từ sợi, phải đến từ khu vực TPP để sản phẩm cuối cùng có đủ điều kiện hưởng lợi ích từ TPP.

Theo THA, một quy tắc linh hoạt là cần thiết vì ngành công nghiệp dệt kim của Hoa Kỳ hiện nhập khẩu sợi acrylic, len và sợi đàn hồi từ khắp nơi trên thế giới. Do đó, nếu TPP áp dụng quy tắc nghiêm ngặt “từ sợi trở đi”, một phần lớn các sản phẩm dệt kimcủa Hoa Kỳ sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan theoTPP.

Một nguồn tin cho rằng nguyên tắc “từ sợi trở đi” sẽ làm giảm khả năng thâm nhập các thị trường mới như Việt Nam và Malaysia của các nhà sản xuất dệt kim Mỹ, đây là những nơi được kỳ vọng sẽ giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng dệt kim có chất lượng. Một nguồn tin khác cho hay các sản phẩm tất và dệt kim là một trong số ít các mặt hàngmay mặc còn sản xuất tại Mỹ, và cho rằng chính quyền Obama nên thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm này thay vì kìm hãm chúng.

Đề xuất của THA là một phản ứng trực tiếp đối với quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với hàng may mặc mà USTR đã đưa ratrong các cuộc đàm phán TPP.THA cho rằng thậm chí các quy tắc này còn hạn chế hơn so với các quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” trong các Hiệp định thương mại tự do trước đó của Mỹbởi nóbỏ đi hai trường hợp ngoại lệ lớn mà đã được các nhà sản xuất tất và dệt kim của Mỹ sử dụng rộng rãi.

Ngoại lệ đầu tiên là đối với sợi quấn bọc (gimped yarn), một loại sợi co giãn được sử dụng trong dệt kim, cònngoại lệ thứ hai là sợi nylon từ Israel. Theo các  FTA trước đây của Mỹ, các nhà sản xuất tất và hàng dệt kim của Mỹ có thể sử dụng nguồn cung ứng hai loại sợi này từ các nước bên ngoài khu vực mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA, nhưng với đề xuất hiện tại của Mỹ về quy tắc xuất xứ trong TPP thì không.

Theo một nguồn tin ngành, khi ngành công nghiệp dệt kim của Mỹ nhận ra rằngsẽ không được hưởng lợi từ hai trường hợp ngoại lệ đónữa, họ đã tiến hành xem xét kỹ lưỡng các nguồn nguyên liệu và quyết định phải yêu cầu rộng hơn là sử dụng quy tắc xuất xứ “móc và khâu”.

Theo quy tắc này, sợi đàn hồi hoặc sợi co giãn sẽ là một trong các loại sợi có thể có nguồn gốc từ bên ngoài khu vực TPP. Trong đề xuất của mình, THA đã lập luận rằng ngoại lệ của quy tắc “từ sợi trở đi”  áp dụng cho các loại sợi đàn hồi là rất quan trọng bởi vì dự kiến sẽ  chỉ còn lại một nhà sản xuất sợi đàn hồi của Mỹ vào cuối tháng tới.

Theo THA, một nhà cung cấp sẽ không có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của toàn ngành, nghĩa là các nhà sản xuất hàng dệt kim của Mỹ sẽ phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác và do đó không đáp ứng được điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP.

Do cho phép sợi có nguồn gốc từ bên ngoài khu vực, quy tắc  “móc và khâu”đối với tất và hàng dệt kim cũng tương tự như quy tắc “cắt và may”đối với may mặc. Tuy nhiên theo một nguồn tin, không giống như may mặc, yêu cầu sợi được dệt thành vải, sau đó được cắt và may thành sản phẩm cuối cùng, thì mặt hàng tất và dệt kim phải được sản xuất trực tiếp từ sợi,  mà không được phép có một bước trung gian nào. Đây là lý do tại sao quy tắc “cắt và may” không áp dụng được cho mặt hàng tất và dệt kim.

Một lý do khác THA phản đối đề xuất áp dụngquy tắc “từ sợi trở đi” của Mỹvì THA không cho rằng điều khoản “nguồn cung hạn chế” tạm thời (“short supply provision”) mà USTR đưa ra là một “giải pháp khả thi”. USTR đã đề nghị xác định một danh sách các yếu tố đầu vào có nguồn cung hạn chếkhông được sản xuất trong khu vực. Trong một khoảng thời gian giới hạn – có thể là từ 3 đến 5 năm sau khi TPP có hiệu lực  - các nguyên liệu đầu vào trong danh sách nàydù không có xuất xứ trong khu vực vẫn có thể được sử dụng để sản xuất các mặt hàng may mặc được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP (Theo Inside U.S. Trade, ngày 25 tháng 5).

Mục đích của quy định này nhằm cho phép các quốc gia trong TPP như Việt Nam và Malaysia có đủ thời gian để xây dựng ngành công nghiệp dệt may trong nước có thể sản xuất các nguyên liệu đầu vào mà các nhà sản xuất hàng may mặc trong TPP hiện đang có nhu cầu nhưng lại không được sản xuất trong khu vực.

Tuy nhiên trong bản đề xuất của mình, THA đã đưa ra lập luận phản đối lại cách tiếp cận trên với hai lý do. Thứ nhất là nó được xác định dựa trên ý tưởng về một khu vực TPP sẽ có khả năng cung cấp tất cả các nguyên liệu đầu vào cần thiết của ngành. THA cho biết cách thức này sẽ hạn chế khả năng của các nhà sản xuất tất và hàng dệt kim của Mỹ “tìm kiếm nguồn cung ứng sản phẩm tốt nhất với giá cạnh tranh nhất, hai lợi thế chính mà các sản phẩm Mỹ hiện đang cạnh tranh trên thị trường thế giới".

Thứ hai, THA lập luận rằng điều khoản nguồn cung hạn chế này sẽ làm mất đi bản chất sáng tạo của thị trường. Trong khicông nghệ ngày càng trở nên tiên tiến và nhiều loại sợi mới được phát minh, danh sách tạm thời nàychỉ liệt kê các loại sợi hiện đang có, chứ không liệt kê hết được các loại sợi được hình thành trong tương lai mà yêu cầu phải có nguồn gốc trong khu vực TPP.

THA cho rằng: “Về bản chất, điều khoản nguồn cung hạn chế này sẽ không thể giải quyết được vấn đề nguyên liệu trong tương lai,”. “Hệ quả là, các sản phẩm của Mỹ hoặc sẽ không thể sử dụng các vật liệu mới, hoặc sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP.”

Để chứng minh cho phạm vi sử dụng rộng rãi các loại sợi của các nhà sản xuất tất và hàng dệt kim của Mỹ, một nguồn tin ngành cho biết một công ty của Mỹ đã cung cấp một danh sách khoảng 5.000 loại sợi cụ thể theo yêu cầu của USTR để xác định danh sách nguồn cung hạn chế trong TPP.

Liên quan đến các nhà cung cấp sợi đàn hồi của Mỹ, THA lưu ý rằng nhà sản xuất Radici Mỹ đã đóng cửa vào tháng 11/2011, và một nhà sản xuất khác, Asahi Kasei / Dorlastan, dự kiến cũng ​​sẽ đóng cửa vào tháng tới. Do đó, theo bản kiến nghị của THA, quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” áp dụng cho các sợi đàn hồi sẽ khiến các nhà sản xuất tất và hàng dệt kim của Mỹ chỉ có một nguồn cung duy nhất.

Theo THA: “Cả các nhà sản xuất và nhập khẩu cũng như Quốc hội và các nhà cầm quyền Mỹ đều không muốn thấy tình trạng độc quyền như vậy ở trong ngành” và “Quả thực, với việc đóng cửa hai nhà sản xuất sợi đàn hồi của Mỹ, việc quy định về nguồn gốc xuất xứ đối với sợi đàn hồi sẽ chỉ đem lại lợi thế cho duy nhất một công ty của Mỹ."

Nguồn: http://wtonewsstand.com