Giải quyết tranh chấp số DS207

09/03/2010    716

Chilê – Các biện pháp tự vệ và hệ thống giá liên quan tới một số mặt hànga nông sản.


Tiêu đề

Chi lê – Hệ thống giá

Nguyên đơn:

Achentina

Bị đơn:

Chi lê

Bên thứ 3

Austraylia, Braxin, Canada, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica. Cộng đồng  Châu Âu (EC), Ecuado, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nhật Bản, Nicaragua, Paraguay, Peru, Thái Lan, Venezuela, Mỹ

Yêu cầu tham vấn ngày:

05 tháng 10 năm 2000

Báo cáo của Ban Hội thẩm:

03 tháng 05 năm 2002

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm:

23 tháng 09 năm 2002

Báo cáo trọng tài về điều khoản 21.3(c):

17 tháng 03 năm 2003

Báo cáo của Ban Hội thẩm về điều khoản 21.5:

08 tháng 12 năm 2006

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm  về điều khoản 21.5:

07 tháng 05 năm 2007

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện:
Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 24 tháng 02 năm 2010:
Thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm (Điều 21.5)
Do Achentina khởi kiện
Ngày 19 tháng 05 năm 2004, Achentina yêu cầu tham vấn theo Điều khoản 21.5 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU). Ngày 29 tháng 12 năm 2005, Achentina xem xét những vi phạm của các biện pháp Chilê thông qua nhằm thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc của Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) theo Điều khoản 4.2 của Hiệp định nông nghiệp, câu thứ 2 của Điều khoản II:1 (b) của  Hiệp định GATT 1994, và do đó vi phạm Điều khoản XVI:4 của hiệp định WTO, Achentina đã yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm về tính tuân thủ điều khoản 21.5. Tại cuộc họp ngày 20 tháng 01 năm 2006, DSB nhất trí đưa vấn đề này lên Ban Hội thẩm. Bên thứ ba bao gồm Úc, Colombia, Cộng đồng Châu Âu (EC) và Mỹ. Braxin, Canada, Trung Quốc, Costa Rica. Ecuado, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nhật Bản, Nicaragua, Paraguay, Peru, Thái Lan, Venezuela cũng tham gia vụ kiện với tư cách là bên thứ ba.
Ngày 04 tháng 04 năm 2006, các bên thống nhất cơ cấu của Ban Hội thẩm. Ngày 08 tháng 06 năm 2006, chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSB rằng không thể ban hành báo cáo trong vòng 90 ngày kể từ ngày đệ trình vấn đề tới Ban do cần thêm thời gian dịch thuật. Ban dự kiến hoàn tất công việc trước tháng 11 năm 2006. Ngày 13 tháng 11 năm 2006, chủ tịch Ban thông báo với DSB rằng đã ban hành báo cáo cuối cùng tới các bên liên quan ngày 23 tháng 10 năm 2006. Tuy nhiên, do cần thêm thời gian dịch báo cáo sang tiếng Pháp và Tây Ban Nha, Ban không thể ban hành báo cáo tới các thành viên trong vòng 90 ngày như Điều khoản 21.5 của DSU qui định. Ban dự kiến muộn nhất là giữa tháng 12 năm 2006 sẽ công bố báo cáo chính thức tới các thành viên.
Ngày 08 tháng 12 năm 2006, báo cáo của Ban Hội thẩm về điều khoản 21.5 được ban hành tới các thành viên. Nội dung như sau:

  • Bằng việc tiếp tục duy trì biện pháp biên tương tự với thuế nhập khẩu biến thiên và giá nhập khẩu tối thiểu, Chi lê đã vi phạm điều khoản 4.2 của Hiệp định nông nghiệp và không thực hiện theo đúng các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB
  • Để giải quyết tranh chấp, không cần thiết phải đưa ra kết luận riêng biệt theo điều khoản EC, II:1(b) của GATT 1994 và điều khoản  XVI:4 của Hiệp định WTO

Ngày 05 tháng 02 năm 2007, Chi lê thông báo ý định kháng cáo về các vấn đề pháp lý và giải thích pháp luật trong báo cáo của Ban Hội thẩm. Ngày 19 tháng 02 năm 2007, Achentina thông báo ý định kháng cáo về các vấn đề  pháp lý và giải thích pháp luật trong báo cáo của Ban Hội thẩm. Ngày 30 tháng 03 năm 2007, chủ tịch Cơ quan Phúc thẩm thông báo với DSB rằng do cần thêm thời gian để hoàn tất nội dung và công việc dịch thuật, Cơ quan Phúc thẩm không thể công bố báo cáo trong vòng 60 ngày. Cơ quan dự kiến sẽ công bố báo cáo muộn nhất là ngày 07 tháng 05 năm 2007.
Ngày 07 tháng 05 năm 2007, Cơ quan Phúc thẩm công bố báo cáo tới các thành viên. Báo cáo nêu rõ:

  • Ban Hội thẩm đã phân bổ đúng trách nhiệm dẫn chứng
  • Ban Hội thẩm đã không sai khi giải thích điều khoản 4.2 và chú thích 1 của Hiệp định Nông nghiệp và áp dụng đúng các điều khoản này vào giải quyết vụ kiện và bởi vậy: (i) tán thành kết luận của Ban rằng biện pháp đưa ra tranh chấp là biện pháp biên mậu tương tự với thuế nhập khẩu biến thiên và giá nhập khẩu tối thiểu trong ý nghĩa của chú thích 1 cuối trang của điều khoản 4.2, Hiệp định nông nghiệp và (ii) tán đồng kết luận của Ban Hội thẩm rằng bằng việc duy trì biện pháp biên tương tự với thuế nhập khẩu biến thiên và giá nhập khẩu tối thiểu, Chi lê đã vi phạm Điều khoản 4.2 của Hiệp định Nông nghiệp và đã không thực hiện theo đúng các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB
  • Ban Hội thẩm đã không sai khi vận dụng nhiệu vụ của mình theo điều khoản 11 của DSU trong tiến hành đánh giá khách quan vấn đề và theo điều khoản 12.7 của DSU khi đưa ra mức tỉ lệ cơ bản cho những kết luận của mình; và
  • Theo các kết luận này, bởi vì điều kiện thực hiện mong muốn của Achentina chưa có được nên không cần thiết phải xem xét điều này

Tại cuộc họp ngày 22 tháng 05 năm 2007, DSB thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban Hội thẩm về Điều khoản 21.5 được Cơ quan Phúc thẩm tán thành.
Thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm
Ngày 05 tháng 10 năm 2000, Achentina yêu cầu tham vấn với Chilê về:

  • Hệ thống dải giá theo luật 18.525 (sau được sửa đổi bởi luật 18.591 và 19.546), cũng như thực hiện các nghị định và các điều khoản sửa đổi và/hoặc bổ sung; và
  • Các biện pháp tự vệ tạm thời được thông qua ngày 19 tháng 11 năm 1999 theo Sắc lệnh số 339 của Bộ kinh tế và biện pháp tự vệ cuối cùng áp đặt ngày 20/01/2000 theo Sắc lệnh số 9 của Bộ kinh tế về tầm quan trọng của các sản phẩm khác nhau bao gồm lúa mỳ, bột mỳ và dầu ăn thực vật.

Achentina coi các biện pháp này đặt ra câu hỏi liên quan tới nghĩa vụ của Chilê theo các hiệp định khác nhau. Theo Achentina, các điều khoản cùng với các biện pháp liên quan tới hệ thống dải giá vi phạm nhưng không chỉ vi phạm các điều khoản sau: Điều II của GATT 1994, Điều 4 của Hiệp định nông nghiệp. Theo Achentina, các điều khoản cùng với các biện pháp tự vệ vi phạm các điều khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 12 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ và điều khoản XIX:1(a) của GATT 1994.
Ngày 19/01/2001, Achentina yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 01/02/2001, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) trì hoãn việc thành lập này. Theo đề nghị tiếp theo của Achentina, DSB đã thành lập Ban Hội thẩm tại cuộc họp ngày 12/03/2001. Úc, Braxin, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica. Cộng đồng Châu Âu (EC), Ecuado, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nhật Bản, Nicaragua, Paraguay, Venezuela và Mỹ tham gia vụ kiện với tư cách là các bên thứ 3. Ngày 07/05/2001, Achentina yêu cầu chủ tịch DSB xác định cơ cấu Ban. Ngày 17/05/2001, cơ cấu Ban được xác định.
Ngày 23/11/2001, Ban thông báo với DSB rằng không thể hoàn tất công việc trong 6 tháng như yêu cầu tiến độ của các bên. Ban dự kiến sẽ hoàn tất trước tháng 3/2003. Ngày 03/05/2002, Ban công bố báo cáo tới các thành viên. Ban kết luận:

  • Hệ thống dải giá (PBS) của Chi lê đã vi phạm Điều 4.2 của Hiệp định nông nghiệp và Điều II:1(b) của GATT 1994;
  • Như đề cập các biện pháp tự vệ của Chilê đối với lúa mỳ, bột mỳ và dầu ăn thực vật:
    •  
      • Chilê đã vi phạm Điều 3.1 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ do không đưa ra số phút thích hợp của các mục của CDC thông qua một phương tiện thích hợp để công bố báo cáo.
      • Chi lê đã vi phạm Điều II:1(b) của GATT 1994 bởi CDC đã không chứng minh được có sự tăng lên đột ngột của hàng nhập khẩu không dự đoán trước được và Điều 3.1 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ do báo cáo của CDC không đưa ra được các kết luận và dẫn chứng thuyết phục.
      • Chile đã vi phạm Điều XIX:1(a) của GATT 1994 và Điều 2 và 4 của Hiệp định các biện pháp tự vệ trong việc chứng minh sản phẩm cạnh tranh hoặc sản phẩm tương tự tại ngành nội địa và do dó không đồng nhất ngành sản xuất nội địa.
      • Chilê đã vi phạm Điều II:1(b) của GATT 1994 và Điều 2.1 và 4.2(a) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ trong do CDC không chứng minh được việc tăng lên của hàng nhập khẩu cần thiết phải có các biện pháp tự vệ theo như các điều khoản đó qui định.
      • Chi lê đã vi phạm Điều XIX:1(a) của GATT 1994 và Điều  4.1(a), 4.1(b) và 4.2(a) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ do CDC không chứng minh được sự tồn tại của đe dọa thiệt hại nghiêm trọng.
      • Chi lê đã vi phạm Điều 2.1 và 4.2(b) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ do CDC đã không chứng minh được mối liên hệ nhân quả.
      • Chi lê đã vi phạm Điều XIX:1(a) của GATT 1994 và Điều 5.1 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ do CDC không chứng minh được các biện pháp được giới hạn trong phạm vi cần thiết để ngăn chặn hoặc bù đắp cho thiệt hại nghiêm trọng và đưa ra điều chỉnh cần thiết.
      • Achentina đã không chứng minh được Chilê vi phạm điều khoản 3.1 và 3.2 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ trong việc tiến hành một cuộc điều tra không thích hợp bởi Achentina bị buộc tội có cơ hội đầy đủ tham gia điều tra và không tiếp cận thông tin công cộng đáng tin cậy nào trên cơ sở đó chính quyền Chi lê có thể đưa ra quyết định.

Ngày 24/06/2002, Chi lê thông báo ý định kháng cáo về các vấn đề  pháp lý và giải thích pháp luật trong báo cáo của Ban Hội thẩm. Ngày 23/09/2002, báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được ban hành. Nội dung của báo cáo bao gồm:

  • Chứng minh Ban Hội thẩm đã vi phạm Điều 11 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU) trong đoạn 7.108 của Báo cáo theo đó thuế quan dựa trên hệ thống giá của Chilê vi phạm Điều II:1(b) của  GATT 1994, trên cơ sở câu thứ 2 của điều khoản này
  • Cho rằng Ban Hội thẩm đã không sai khi quyết định xác minh khiếu nại của Achentina theo điều khoản 4.2 của Hiệp định nông nghiệp trước khi thẩm tra khiếu nại của Achentina theo điều khoản II:1(b) của  GATT 1994;
  • Đối với Điều 4.2 của Hiệp định nông nghiệp:
    •  
      • Tán đồng kết luận của Ban Hội thẩm trong đoạn 7.47 và 7.65 của Báo cáo, rằng hệ thống giá của Chi lê là biện pháp biên tương tự thuế nhập khẩu biến thiên và giá nhập khẩu tổi thiểu
      • Bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm trong đoạn 7.52 và 7.60, rằng thuế quan thông thường được hiểu là thuế không được áp dụng trên cơ sở các nhân tố ngoại lệ
      • Ủng hộ kết luận của Ban Hội thẩm trong đoạn 7.102 và 8.1(a), theo đó hệ thống giá của Chilê không phù hợp với Điều 4.2 của Hiệp định nông nghiệp
  1. Cơ quan Phúc thẩm trên cơ sở các kết luận của Ban Hội thẩm cho rằng không cần thiết phải kiểm soát hệ thống giá của Chilê không phù hợp với câu đầu tiên của điều khoản II:1(b) của  GATT 1994.

Cơ quan Phúc thẩm khuyến nghị rằng DSB yêu cầu Chilê đưa hệ thống giá vào báo cáo của Ban không phù hợp với Hiệp định nông nghiệp và các nghĩa vụ của nó theo hiệp định này.
Tại cuộc họp ngày 23/10/2002, DSB thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban Hội thẩm được Cơ quan Phúc thẩm sửa đổi.
Tình hình thực thi các báo cáo đã thông qua
Tại cuộc họp của DSB ngày 11/11/2002, Chilê tuyên bố ý định tuân thủ các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB. Cuối cùng Chilê đã tham gia tham vấn với Achentina về vấn đề này. Chi lê đã tuyên bố thêm rằng nước này cần thêm thời gian để điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB. Ngày 06/12/2002, Chilê thông báo với DSB rằng Chi lê và Achentina không thể thống nhất được về khoảng thời gian hợp lý và bởi vậy Chilê yêu cầu xác định khoảng thời gian hợp lý chịu phân xử bắt buộc theo Điều 21.3 (c) của DSU. Ngày 16/12/2002, Achentina và Chilê thông báo với DSB rằng họ đồng ý hoãn thời hạn phân xử bắt buộc muộn nhất là 90 ngày kể từ ngày bổ nhiệm trọng tài (thay vì 90 ngày kể từ ngày áp dụng các nguyên tắc và khuyến nghị của DSB). Cũng tại cuộc họp ngày 16/12/2002, Achentina và Chilê yêu cầu ông John Lockhart, thành viên của Cơ quan Phúc thẩm là trọng tài theo Điều 21.3(c) của DSU.Ngày 17/12/2002, ông John Lockhart  chấp thuận sự bổ nhiệm này.
Ngày 17/03/2003, trọng tài ban hành kết quả phân xử. Trọng tài kết luận rằng khoảng thời gian hợp lý nên được gia hạn cho Chilê nhằm thực hiện được các các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB theo vụ kiện này là 14 tháng (23/12/2003).
Tại cuộc họp DSB ngày 02/10/2003, Chilê tuyên bố rằng ngày bộ luật số 19.897 ngày 25/09/2003 nhằm thiết lập hệ thống giá mới thay cho luật số 18.525. Luật mới sẽ có hiệu lực ngày 16/12/2003: ví dụ trước ngày hết hạn của khoảng thời gian thực thi hợp lý. Achentina đưa các câu hỏi chi tiết liên quan tới luật mới. Chi lê thông báo với Achentina và yêu cầu Achentina trả lời bằng văn bản.
Tại cuộc họp ngày 07/11/2003, Chilê thông báo luật số 19.897 dự kiến có hiệu lực ngày 16/12/2003: ví dụ trước ngày hết hạn của khoảng thời gian hợp lý cho việc thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc và rằng với với luật mới này, Chi lê đã tuân thủ các các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB. Achentina tuyên bố các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB. Achentina tuyên bố rằng hệ thống mới này không tuân thủ các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB, nó giữ lại gần như toàn bộ các đặc điểm của hệ thống cũ; và vẫn đang đợi ý kiến phản hồi về các câu hỏi liên quan tới hệ thống giá. Achentina cũng tuyên bố dù mối quan hệ chặt chẽ giữa Chilê và Achentina, vẫn có khả năng đạt được một thỏa thuận song phương có lợi cho cả 2 bên về vấn đề này.
Tại cuộc họp ngày 01/12/2003, Chilê tuyên bố nước này đã thông qua một số biện pháp tuân thủ các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB như đã tuyên bố trước đây. Achentina nhắc lại quan điểm là các biện pháp Chilê thực thi nhằm tuân thủ các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB không là thực thi trong vụ kiện này do hệ thống giá không tiếp tục được duy trì. Achentina cho rằng các bên nên thương lượng về đền bù trước ngày hết hạn thực thi. Braxin cho rằng các biện pháp của Chilê vẫn chưa phù hợp với các điều khoản của Hiệp định nông nghiệp.
Ngày 24/12/2003, Achentina và Chilê thông báo với DSB rằng họ đã thống nhất về thủ tục theo Điều 21 và 22 của DSU
Tại cuộc họp ngày 23/01/2004, Chilê và Achentina thông báo rằng hai bên đã đạt được một hiệp định song phương liên quan tới thủ tục theo điều khoản 21.5 và 22 của DSU. Theo đó, Chilê thông báo vấn đề sắp xếp giữa điều khoản 21.5 và 22 đòi hỏi một giải pháp đa phương do các hiệp định đặc biệt chỉ được áp dụng trong một số vụ kiện nhất định. Achentina nhấn mạnh các bên sẽ sớm tham vấn về vấn đề thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc này.
Ngày 19/05/2004, Achentina yêu cầu tham vấn với Chilê theo Điều khoản 21.5 của DSU. Ngày 29/12/2005, Achentina yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm theo điều khoản 21.5 của DSU. Tại cuộc họp ngày 20/01/2006, DSB thống nhất nếu có thể đề cập tới vấn đề thành lập Ban ngay từ lúc đầu do Achentina đề xuất.
Chi tiết về quá trình thực thi điều khoản 21.5 của Ban xem phần trên.