Tóm tắt diễn biến Vòng đàm phán 13 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)

08/08/2012    58

Vòng đàm phán thứ 13 TPP diễn ra từ ngày 2-10 tháng 7/2012 tại San Diego, California, Hoa Kỳ đã đạt được những tiến triển quan trọng. Tại vòng đàm phán lần này, các nhà đàm phán tiếp tục tiến đến kết thúc hơn 20 chương của Hiệp định . TPP là một sáng kiến thương mại quan trọng của Chính quyền Obama nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân thông qua đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năng động, thúc đẩy sản xuất, sáng tạo đổi mới và hoạt động kinh doanh. Đồng thời, Hiệp định cũng đề cập đến những vấn đề khác như quyền của người lao động và môi trường.
Những tiến triển đáng kể đạt được trong các cuộc thảo luận lần này cho thấy các nước đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng từ từ khi vòng đàm phán tại Dallas kết thúc vào tháng Năm vừa qua. Các nhóm đàm phán đã đạt được tiến bộ quan trọng trong các vấn đề như hải quan, dịch vụ xuyên biên giới, truyền thông, đầu tư công, chính sách cạnh tranh, hợp tác và xây dựng năng lực. Thêm vào đó, các nhóm đàm phán cũng đã đạt được nhiều thỏa thuận liên quan đến các vấn đề nguyên tắc xuất xứ hàng hóa, đầu tư, dịch vụ tài chính, tạm nhập tái xuất… Đáng lưu ý, Hoa Kỳ đã đệ trình một bản đề xuất mới về sở hữu trí tuệ liên quan đến các hạn chế và ngoại lệ đối với bản quyền..  Những tiến triển đạt được trong vòng đàm phán lần này sẽ được các nước rà soát lại một lần nữa trước khi tiến đến vòng đàm phán tiếp theo.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, 9 quốc gia đàm phán cũng tiếp tục thảo luận chuyên sâu về các gói thuế quan đầy tham vọng mà có thể giúp các quốc gia này tiếp cận thị trường của nhau trên các lĩnh vực dệt may, nông nghiệp và công nghiệp. Họ cũng đã thảo thuận về việc làm thế nào để thúc đẩy các chuỗi cung ứng trong khu vực nhằm tối đa hóa lợi ích của hiệp định. Ngoài ra, họ cũng thảo luận về các cam kết cụ thể về tư do hóa thị trường dịch vụ, một nội dung mà Hoa Kỳ và các quốc gia TPP khác đều nhìn thấy những cơ hội tiềm năng mới từ hiệp định.
Nhận thấy vai trò quan trọng của việc lấy ý kiến cộng đồng làm nền tảng cho các đàm phán, Hoa Kỳ đã tổ chức một diễn đàn bên lề vòng đàm phán cho hơn 300 bên liên quan bao gồm đại diện của các ngành,  các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và công chúng tham gia thảo luận và trình bày quan điểm của họ trước các nhà đàm phán.. Ngày 3 tháng Bảy, các trưởng đoàn đàm phán của cả 9 nước thành viên đã tổ chức một buổi họp cung cấp thông tin cho các bên liên quan, và Trưởng Đoàn đàm phán Hoa Kỳ cũng đã tham dự một cuộc thảo luận bàn tròn được tổ chức tại trường đại học University of California, San Diego. Ngày 6 tháng  Bảy, các nhà đàm phán của 9 nước đã dự một chương trình do Liên hiệp Lao động và Đại hội các Tổ chức Kỹ nghệ Hoa Kỳ (AFL-CIO) và một số tổ chức khác thực hiện, trong đó có sự tham gia và đóng góp ý kiến của Hạ Nghị sĩ Bob Filner, Đại biểu Chính quyền Thành phố San Diego ông Scott Peters, và bà Lorena Gonzales, Thư ký kiêm Thủ quỹ và Giám đốc điều hành Hội đồng Lao động thành phố San Diego thuộc AFL-CIO. Đã có rất nhiều cuộc họp bên lề giữa các nhà đàm phán và các bên liên quan trong suốt vòng đàm phán.
Trong vòng đàm phán lần này, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR cũng đã báo với Nghị viện Hoa Kỳ về việc Mexico và Canada sẽ lần lượt tham gia đàm phán vào ngày 9 và 10 tháng Bảy. Tiếp sau báo cáo này, Chính quyền Obama đã và đang có một cuộc thảo luận kéo dài 90 ngày với Nghị viện Hoa Kỳ về các mục tiêu liên quan đến việc hai quốc gia mới tham gia vào đàm phán TPP. Mexica và Canada sẽ tham gia đàm phán TPP một khi các thành viên hiện tại của TPP hoàn thành xong các thủ tục trong nước.
Vòng đàm phán TPP lần thứ 14 sẽ được diễn ra tại Leesburg, Virginia từ ngày 6 đến 15 tháng 9/2012
Nguồn: USTR
Vòng đàm phán thứ 13 TPP diễn ra từ ngày 2-10 tháng 7/2012 tại San Diego, California, Hoa Kỳ đã đạt được những tiến triển quan trọng. Tại vòng đàm phán lần này, các nhà đàm phán tiếp tục tiến đến kết thúc hơn 20 chương của Hiệp định . TPP là một sáng kiến thương mại quan trọng của Chính quyền Obama nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân thông qua đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năng động, thúc đẩy sản xuất, sáng tạo đổi mới và hoạt động kinh doanh. Đồng thời, Hiệp định cũng đề cập đến những vấn đề khác như quyền của người lao động và môi trường.
Những tiến triển đáng kể đạt được trong các cuộc thảo luận lần này cho thấy các nước đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng từ từ khi vòng đàm phán tại Dallas kết thúc vào tháng Năm vừa qua. Các nhóm đàm phán đã đạt được tiến bộ quan trọng trong các vấn đề như hải quan, dịch vụ xuyên biên giới, truyền thông, đầu tư công, chính sách cạnh tranh, hợp tác và xây dựng năng lực. Thêm vào đó, các nhóm đàm phán cũng đã đạt được nhiều thỏa thuận liên quan đến các vấn đề nguyên tắc xuất xứ hàng hóa, đầu tư, dịch vụ tài chính, tạm nhập tái xuất… Đáng lưu ý, Hoa Kỳ đã đệ trình một bản đề xuất mới về sở hữu trí tuệ liên quan đến các hạn chế và ngoại lệ đối với bản quyền..  Những tiến triển đạt được trong vòng đàm phán lần này sẽ được các nước rà soát lại một lần nữa trước khi tiến đến vòng đàm phán tiếp theo.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, 9 quốc gia đàm phán cũng tiếp tục thảo luận chuyên sâu về các gói thuế quan đầy tham vọng mà có thể giúp các quốc gia này tiếp cận thị trường của nhau trên các lĩnh vực dệt may, nông nghiệp và công nghiệp. Họ cũng đã thảo thuận về việc làm thế nào để thúc đẩy các chuỗi cung ứng trong khu vực nhằm tối đa hóa lợi ích của hiệp định. Ngoài ra, họ cũng thảo luận về các cam kết cụ thể về tư do hóa thị trường dịch vụ, một nội dung mà Hoa Kỳ và các quốc gia TPP khác đều nhìn thấy những cơ hội tiềm năng mới từ hiệp định.
Nhận thấy vai trò quan trọng của việc lấy ý kiến cộng đồng làm nền tảng cho các đàm phán, Hoa Kỳ đã tổ chức một diễn đàn bên lề vòng đàm phán cho hơn 300 bên liên quan bao gồm đại diện của các ngành,  các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và công chúng tham gia thảo luận và trình bày quan điểm của họ trước các nhà đàm phán.. Ngày 3 tháng Bảy, các trưởng đoàn đàm phán của cả 9 nước thành viên đã tổ chức một buổi họp cung cấp thông tin cho các bên liên quan, và Trưởng Đoàn đàm phán Hoa Kỳ cũng đã tham dự một cuộc thảo luận bàn tròn được tổ chức tại trường đại học University of California, San Diego. Ngày 6 tháng  Bảy, các nhà đàm phán của 9 nước đã dự một chương trình do Liên hiệp Lao động và Đại hội các Tổ chức Kỹ nghệ Hoa Kỳ (AFL-CIO) và một số tổ chức khác thực hiện, trong đó có sự tham gia và đóng góp ý kiến của Hạ Nghị sĩ Bob Filner, Đại biểu Chính quyền Thành phố San Diego ông Scott Peters, và bà Lorena Gonzales, Thư ký kiêm Thủ quỹ và Giám đốc điều hành Hội đồng Lao động thành phố San Diego thuộc AFL-CIO. Đã có rất nhiều cuộc họp bên lề giữa các nhà đàm phán và các bên liên quan trong suốt vòng đàm phán.
Trong vòng đàm phán lần này, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR cũng đã báo với Nghị viện Hoa Kỳ về việc Mexico và Canada sẽ lần lượt tham gia đàm phán vào ngày 9 và 10 tháng Bảy. Tiếp sau báo cáo này, Chính quyền Obama đã và đang có một cuộc thảo luận kéo dài 90 ngày với Nghị viện Hoa Kỳ về các mục tiêu liên quan đến việc hai quốc gia mới tham gia vào đàm phán TPP. Mexica và Canada sẽ tham gia đàm phán TPP một khi các thành viên hiện tại của TPP hoàn thành xong các thủ tục trong nước.
Vòng đàm phán TPP lần thứ 14 sẽ được diễn ra tại Leesburg, Virginia từ ngày 6 đến 15 tháng 9/2012
Nguồn: USTR

Vòng đàm phán thứ 13 TPP diễn ra từ ngày 2-10 tháng 7/2012 tại San Diego, California, Hoa Kỳ đã đạt được những tiến triển quan trọng. Tại vòng đàm phán lần này, các nhà đàm phán tiếp tục tiến đến kết thúc hơn 20 chương của Hiệp định . TPP là một sáng kiến thương mại quan trọng của Chính quyền Obama nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân thông qua đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năng động, thúc đẩy sản xuất, sáng tạo đổi mới và hoạt động kinh doanh. Đồng thời, Hiệp định cũng đề cập đến những vấn đề khác như quyền của người lao động và môi trường.

Những tiến triển đáng kể đạt được trong các cuộc thảo luận lần này cho thấy các nước đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng từ từ khi vòng đàm phán tại Dallas kết thúc vào tháng Năm vừa qua. Các nhóm đàm phán đã đạt được tiến bộ quan trọng trong các vấn đề như hải quan, dịch vụ xuyên biên giới, truyền thông, đầu tư công, chính sách cạnh tranh, hợp tác và xây dựng năng lực. Thêm vào đó, các nhóm đàm phán cũng đã đạt được nhiều thỏa thuận liên quan đến các vấn đề nguyên tắc xuất xứ hàng hóa, đầu tư, dịch vụ tài chính, tạm nhập tái xuất… Đáng lưu ý, Hoa Kỳ đã đệ trình một bản đề xuất mới về sở hữu trí tuệ liên quan đến các hạn chế và ngoại lệ đối với bản quyền..  Những tiến triển đạt được trong vòng đàm phán lần này sẽ được các nước rà soát lại một lần nữa trước khi tiến đến vòng đàm phán tiếp theo.

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, 9 quốc gia đàm phán cũng tiếp tục thảo luận chuyên sâu về các gói thuế quan đầy tham vọng mà có thể giúp các quốc gia này tiếp cận thị trường của nhau trên các lĩnh vực dệt may, nông nghiệp và công nghiệp. Họ cũng đã thảo thuận về việc làm thế nào để thúc đẩy các chuỗi cung ứng trong khu vực nhằm tối đa hóa lợi ích của hiệp định. Ngoài ra, họ cũng thảo luận về các cam kết cụ thể về tư do hóa thị trường dịch vụ, một nội dung mà Hoa Kỳ và các quốc gia TPP khác đều nhìn thấy những cơ hội tiềm năng mới từ hiệp định.

Nhận thấy vai trò quan trọng của việc lấy ý kiến cộng đồng làm nền tảng cho các đàm phán, Hoa Kỳ đã tổ chức một diễn đàn bên lề vòng đàm phán cho hơn 300 bên liên quan bao gồm đại diện của các ngành,  các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và công chúng tham gia thảo luận và trình bày quan điểm của họ trước các nhà đàm phán.. Ngày 3 tháng Bảy, các trưởng đoàn đàm phán của cả 9 nước thành viên đã tổ chức một buổi họp cung cấp thông tin cho các bên liên quan, và Trưởng Đoàn đàm phán Hoa Kỳ cũng đã tham dự một cuộc thảo luận bàn tròn được tổ chức tại trường đại học University of California, San Diego. Ngày 6 tháng  Bảy, các nhà đàm phán của 9 nước đã dự một chương trình do Liên hiệp Lao động và Đại hội các Tổ chức Kỹ nghệ Hoa Kỳ (AFL-CIO) và một số tổ chức khác thực hiện, trong đó có sự tham gia và đóng góp ý kiến của Hạ Nghị sĩ Bob Filner, Đại biểu Chính quyền Thành phố San Diego ông Scott Peters, và bà Lorena Gonzales, Thư ký kiêm Thủ quỹ và Giám đốc điều hành Hội đồng Lao động thành phố San Diego thuộc AFL-CIO. Đã có rất nhiều cuộc họp bên lề giữa các nhà đàm phán và các bên liên quan trong suốt vòng đàm phán.

Trong vòng đàm phán lần này, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR cũng đã báo với Nghị viện Hoa Kỳ về việc Mexico và Canada sẽ lần lượt tham gia đàm phán vào ngày 9 và 10 tháng Bảy. Tiếp sau báo cáo này, Chính quyền Obama đã và đang có một cuộc thảo luận kéo dài 90 ngày với Nghị viện Hoa Kỳ về các mục tiêu liên quan đến việc hai quốc gia mới tham gia vào đàm phán TPP. Mexica và Canada sẽ tham gia đàm phán TPP một khi các thành viên hiện tại của TPP hoàn thành xong các thủ tục trong nước.

Vòng đàm phán TPP lần thứ 14 sẽ được diễn ra tại Leesburg, Virginia từ ngày 6 đến 15 tháng 9/2012

 

Nguồn: USTR