Hoa Kỳ muốn thảo luận với Việt Nam và Malaysia về vấn đề dệt may trước vòng đàm phán thứ 13 TPP

03/07/2012    59

Ngày: 28/6/2012
Theo thông tin từ phát ngôn viên Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), hai cán bộ thương mại cấp cao của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và Malaysia tuần trước, nhằm thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) về vấn đề dệt may trước khi vòng đàm phán tại San Diego bắt đầu.   
Trong một email của mình, phát ngôn viên USTR, bà Carol Guthrie cho biết, trợ lý đại diện thương mại Hoa Kỳ về dệt may, bà Gail Strickler đã có các cuộc thảo luận với các đối tác tại hai quốc gia trên về việc tiếp cận thị trường, nguyên tắc xuất xứ và các vấn đề khác trong dự thảo đàm phán về dệt may, với mục tiêu nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán TPP.
Trong chuyến công du lần này, bà Strickler đi cùng với ông Doug Bell, trợ lý đại diện thương mại Hoa Kỳ về chính sách thương mại và kinh tế.  Theo một nguồn tin cho biết hiện tại ông đang phụ trách điều phối đàm phán về nông nghiệp, công nghiệp và dệt may trong TPP, và điều này giúp ông có thể đưa ra những  “mặc cả” tiềm năng giữa các lĩnh vực này (Inside U.S. Trade, 27/01).
Vòng đàm phán tại San Diego dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 2-10 tháng 7, người ta hi vọng rằng vấn đề dệt may sẽ được đưa vào chương trình nghị sự từ ngày 6 tháng 7. Theo một nguồn tin không chính thống thì đàm phán TPP về dệt may giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận mà theo đó một bên phải nhượng bộ để có thể thúc đẩy quá trình đàm phán tiếp theo.
Tháng trước, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đưa ra một một mức độ linh hoạt về quy tắc xuất xứ hàng may mặc, vốn là một ưu tiên của Việt Nam, cùng với vấn đề thuế quan và quy tắc xuất xứ đối với giày dép (Inside U.S. Trade, 25/5).
Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ có vẻ đã giảm bớt các yêu cầu về việc Việt Nam phải chấp nhận quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với hàng may mặc, thay vào đó Việt Nam có thể thiết lập danh sách ngắn hạn một số loại vải không có xuất xứ trong khu vực mà có thể được sử dụng để sản xuất hàng may mặc được miễn thuế khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Có nhiều nguồn tin cho rằng danh sách này có thể có hiệu lực từ 3 đến 4 năm.
Điều này dẫn đến áp dụng một quy tắc “cắt và may” tạm thời đối với một vài sản phẩm may mặc từ Việt Nam. Việt Nam cũng cho biết nước này muốn áp dụng quy tắc “cắt và may” trong vòng 5 năm, và sau đó sẽ tiếp tục xem xét việc áp dụng nguyên tắc xuất xứ “quy về sợi” đối với một số sản phẩm nhất định.
Nguồn: www.insidetrade.com

Ngày: 28/6/2012

Theo thông tin từ phát ngôn viên Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), hai cán bộ thương mại cấp cao của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và Malaysia tuần trước, nhằm thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) về vấn đề dệt may trước khi vòng đàm phán tại San Diego bắt đầu.   

Trong một email của mình, phát ngôn viên USTR, bà Carol Guthrie cho biết, trợ lý đại diện thương mại Hoa Kỳ về dệt may, bà Gail Strickler đã có các cuộc thảo luận với các đối tác tại hai quốc gia trên về việc tiếp cận thị trường, nguyên tắc xuất xứ và các vấn đề khác trong dự thảo đàm phán về dệt may, với mục tiêu nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán TPP.

Trong chuyến công du lần này, bà Strickler đi cùng với ông Doug Bell, trợ lý đại diện thương mại Hoa Kỳ về chính sách thương mại và kinh tế.  Theo một nguồn tin cho biết hiện tại ông đang phụ trách điều phối đàm phán về nông nghiệp, công nghiệp và dệt may trong TPP, và điều này giúp ông có thể đưa ra những  “mặc cả” tiềm năng giữa các lĩnh vực này (Inside U.S. Trade, 27/01).

Vòng đàm phán tại San Diego dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 2-10 tháng 7, người ta hi vọng rằng vấn đề dệt may sẽ được đưa vào chương trình nghị sự từ ngày 6 tháng 7. Theo một nguồn tin không chính thống thì đàm phán TPP về dệt may giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận mà theo đó một bên phải nhượng bộ để có thể thúc đẩy quá trình đàm phán tiếp theo.

Tháng trước, Hoa Kỳ và Việt Nam đã đưa ra một một mức độ linh hoạt về quy tắc xuất xứ hàng may mặc, vốn là một ưu tiên của Việt Nam, cùng với vấn đề thuế quan và quy tắc xuất xứ đối với giày dép (Inside U.S. Trade, 25/5).

Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ có vẻ đã giảm bớt các yêu cầu về việc Việt Nam phải chấp nhận quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với hàng may mặc, thay vào đó Việt Nam có thể thiết lập danh sách ngắn hạn một số loại vải không có xuất xứ trong khu vực mà có thể được sử dụng để sản xuất hàng may mặc được miễn thuế khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Có nhiều nguồn tin cho rằng danh sách này có thể có hiệu lực từ 3 đến 4 năm.

Điều này dẫn đến áp dụng một quy tắc “cắt và may” tạm thời đối với một vài sản phẩm may mặc từ Việt Nam. Việt Nam cũng cho biết nước này muốn áp dụng quy tắc “cắt và may” trong vòng 5 năm, và sau đó sẽ tiếp tục xem xét việc áp dụng nguyên tắc xuất xứ “quy về sợi” đối với một số sản phẩm nhất định.

Nguồn: www.insidetrade.com