Cam kết về Đầu tư trong TPP có thể tác động tiêu cực đến môi trường?

26/06/2012    61

 

Các quan chức thương mại từ 9 quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương – Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam – đang tham gia các cuộc đàm phán bí mật, chuyên sâu để đi đến kí kết Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) trong năm 2012. Bất kì quốc gia nào thuộc Vành đai Thái Bình Dương, từ Trung Quốc và Nga, cho đến Indonesia và Nhât Bản, đều có thể tham gia vào hiệp định này. Đã có nhiều văn bản dự thảo của hiệp định 26 chương được đưa ra, nhưng hầu hết chỉ tập trung vào việc áp đặt các hạn mức đối với an toàn thực phẩm nội địa, y tế, môi trường… thay vì đề cập đến vấn đề thương mại. Các chính phủ sẽ không công khai những văn bản này, nhưng ở Hoa Kỳ, hơn 600 tập đoàn “cố vấn thương mại” cho chính phủ lại có quyền tiếp cận đầy đủ đối với các văn bản này. Các công ty cảnh ngoại, ngân hàng toàn cầu, công ty nông nghiệp tổng hợp, và các tập đoàn dược phẩm của Hoa Kỳ mong muốn TPP sẽ trở thành một công cụ tương tự như NAFTA (Hiệp đinh Tư do Thương mại Bắc Mỹ). Người tiêu dùng, người lao động, những nhà hoạt động vì môi trường và các lợi ích công cộng khác lại mong muốn có sự minh bạch trong quá trình đàm phán và họ cần một hiệp định công bằng, hoặc không một hiệp định nào hết.
Mục tiêu chính của các tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ trongTPP là việc  áp đặt lên nhiều quốc gia hơn nữa các đặc quyền của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quyền tự thực thi pháp luật thông qua một hệ thống giải quyết tranh chấp giữa “nhà đâu tư – nhà nước” đã từng gặp rất nhiều chỉ trích. Hệ thống này cho phép các tập toàn nước ngoài có quyền kiện lên các tòa án quốc tế về vấn đề môi trường , sử dụng đất, y tế, và các quy định và luật lệ khác của nước nhận đầu tư màáp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như nhau. Kì quặcở chỗ hệ thống này đã nâng vị thế của các nhà đầu tư và các tập đoàn lên ngang hàng với các chính phủ quốc gia thành viên TPP, và lên trên lợi ích của cộng đồng. Hệ thống này sẽ trao quyền cho các tập đoàn được kiện các Chính phủ lên các tòa án tư  hoạt động theo các quy định của Liên Hợp Quốc (UN) và Ngân hàng Thế giới (World Bank)để yêu cầu bồi thường thiệt hại về thuế  khi cho rằng các chính sách và luật lệ tại nước nhận đầu tư đã làm ảnh hưởng tới “lợi nhuận dự kiến trong tương lai” của họ.
Nếu một tập đoàn “thắng kiện” một chính phủ nào đó thì không ai khác mà chính là người dân nước đó – những người đóng thuế sẽ phải thanh toán các khoản bồi thường thiệt hại. Hơn 350 triệu USD tiền bồi thường đã được trả cho các tập đoàn trong chuỗi các vụ kiện nhà đầu tư – nhà nước chỉ tính riêng trong khuôn khổ Hiệp định NAFTA, trong đó bao gồm các vụ kiện về chính sách  tài nguyên, cấm sử dụng chất nổ, khoanh vùng và cấp giấy phép, các biện pháp đảm bảo sức khỏe, y tế và nhiều khía cạnh khác. Trên thực tế, hơn 12.5 tỉ USD trong số 17 vụ kiện đòi bồi thường trong khuôn khổ NAFTA còn đang chưa được giải quyết. Tất cả các vụ kiện đó đều về các chính sách  môi trường, ý tế công cộng và giao thông vận tải mà không phải là các vấn đề thương mại truyền thống. Các chính phủ đã phải trả hơn 675 triệu USD cho các nhà đầu tư trong các vụ tranh chấp nhà đầu tư – nhà nước trong khuôn khổ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và  các Hiệp định song phương về Đầu tư (BIT) với Hoa Kỳ, trong đó gần 70% là các tranh chấp về dầu khí, khí đốt và khai khoáng.
Bài phân tích dưới đây sẽ rà soát lại một số vụ kiện “chống lại môi trường”  theo hệ thống giải quyết tranh chấp giữa “nhà nước – nhà đầu tư”, qua đó cho thấy mức độ nguy hiểm của việc trao các đặc quyền và quyền tự thực thi pháp luật cho các nhà đầu tư mà đang được xem xét đưa vào trong TPP.
Download bài phân tích đầy đủ (bằng Tiếng Anh) dưới đây:

Các quan chức thương mại từ 9 quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương – Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam – đang tham gia các cuộc đàm phán bí mật, chuyên sâu để đi đến kí kết Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) trong năm 2012. Bất kì quốc gia nào thuộc Vành đai Thái Bình Dương, từ Trung Quốc và Nga, cho đến Indonesia và Nhât Bản, đều có thể tham gia vào hiệp định này. Đã có nhiều văn bản dự thảo của hiệp định 26 chương được đưa ra, nhưng hầu hết chỉ tập trung vào việc áp đặt các hạn mức đối với an toàn thực phẩm nội địa, y tế, môi trường… thay vì đề cập đến vấn đề thương mại. Các chính phủ sẽ không công khai những văn bản này, nhưng ở Hoa Kỳ, hơn 600 tập đoàn “cố vấn thương mại” cho chính phủ lại có quyền tiếp cận đầy đủ đối với các văn bản này. Các công ty cảnh ngoại, ngân hàng toàn cầu, công ty nông nghiệp tổng hợp, và các tập đoàn dược phẩm của Hoa Kỳ mong muốn TPP sẽ trở thành một công cụ tương tự như NAFTA (Hiệp đinh Tư do Thương mại Bắc Mỹ). Người tiêu dùng, người lao động, những nhà hoạt động vì môi trường và các lợi ích công cộng khác lại mong muốn có sự minh bạch trong quá trình đàm phán và họ cần một hiệp định công bằng, hoặc không một hiệp định nào hết.

Mục tiêu chính của các tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ trongTPP là việc  áp đặt lên nhiều quốc gia hơn nữa các đặc quyền của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quyền tự thực thi pháp luật thông qua một hệ thống giải quyết tranh chấp giữa “nhà đâu tư – nhà nước” đã từng gặp rất nhiều chỉ trích. Hệ thống này cho phép các tập toàn nước ngoài có quyền kiện lên các tòa án quốc tế về vấn đề môi trường , sử dụng đất, y tế, và các quy định và luật lệ khác của nước nhận đầu tư màáp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như nhau. Kì quặcở chỗ hệ thống này đã nâng vị thế của các nhà đầu tư và các tập đoàn lên ngang hàng với các chính phủ quốc gia thành viên TPP, và lên trên lợi ích của cộng đồng. Hệ thống này sẽ trao quyền cho các tập đoàn được kiện các Chính phủ lên các tòa án tư  hoạt động theo các quy định của Liên Hợp Quốc (UN) và Ngân hàng Thế giới (World Bank)để yêu cầu bồi thường thiệt hại về thuế  khi cho rằng các chính sách và luật lệ tại nước nhận đầu tư đã làm ảnh hưởng tới “lợi nhuận dự kiến trong tương lai” của họ.

Nếu một tập đoàn “thắng kiện” một chính phủ nào đó thì không ai khác mà chính là người dân nước đó – những người đóng thuế sẽ phải thanh toán các khoản bồi thường thiệt hại. Hơn 350 triệu USD tiền bồi thường đã được trả cho các tập đoàn trong chuỗi các vụ kiện nhà đầu tư – nhà nước chỉ tính riêng trong khuôn khổ Hiệp định NAFTA, trong đó bao gồm các vụ kiện về chính sách  tài nguyên, cấm sử dụng chất nổ, khoanh vùng và cấp giấy phép, các biện pháp đảm bảo sức khỏe, y tế và nhiều khía cạnh khác. Trên thực tế, hơn 12.5 tỉ USD trong số 17 vụ kiện đòi bồi thường trong khuôn khổ NAFTA còn đang chưa được giải quyết. Tất cả các vụ kiện đó đều về các chính sách  môi trường, ý tế công cộng và giao thông vận tải mà không phải là các vấn đề thương mại truyền thống. Các chính phủ đã phải trả hơn 675 triệu USD cho các nhà đầu tư trong các vụ tranh chấp nhà đầu tư – nhà nước trong khuôn khổ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và  các Hiệp định song phương về Đầu tư (BIT) với Hoa Kỳ, trong đó gần 70% là các tranh chấp về dầu khí, khí đốt và khai khoáng.

Bài phân tích dưới đây sẽ rà soát lại một số vụ kiện “chống lại môi trường”  theo hệ thống giải quyết tranh chấp giữa “nhà nước – nhà đầu tư”, qua đó cho thấy mức độ nguy hiểm của việc trao các đặc quyền và quyền tự thực thi pháp luật cho các nhà đầu tư mà đang được xem xét đưa vào trong TPP.

Download bài phân tích đầy đủ (bằng Tiếng Anh) dưới đây: